Fraud Blocker

6 Bước lắp đặt thi công sàn gỗ công nghiệp đạt chuẩn

Thi công sàn gỗ công nghiệp đúng kỹ thuật sẽ tạo ra một công trình đẹp, hạn chế tối đa các vấn đề của sàn gỗ như cong vênh, co ngót, kích tường trong quá trình sử dụng.

Bài viết hướng dẫn chi tiết 6 bước lắp đặt sàn gỗ công nghiệp đạt chuẩn, bao gồm: Khảo sát khu vực lắp đặt, lắp đặt để nẹp, trải tấm xốp lót, lắp đặt ván sàn đầu tiên, lắp ghép ván sàn băng hèm khóa âm dương và lắp đặt phụ kiện sàn gỗ.

Trước khi thi công, cần đảm bảo mặt nên băng phẳng với độ chênh lệch không quá 2mm/1000mm, sạch sẽ và khô ráo. Sàn gỗ cần được để ôn định trong môi trường lắp đặt 48 giờ trước khi lắp.

Khi lắp đặt, cần chừa khoảng cách giãn nở với tường 12-18mm. Đối với phòng có chiều rộng và chiều dài sàn trên 7m cần sử dụng nẹp T để phân chia khu vực. Bài viết cũng đề cập đến cách lắp đặt sàn gỗ xương cá và các kinh nghiệm bảo quản, sử dụng sàn gỗ bền đẹp.

Bước 1: Khảo sát khu vực lắp đặt

Thao tác đầu tiên trước khi tiến hành thi công lắp đặt sàn gỗ công nghiệp là khảo sát công trình thi công, đảm bảo công trình đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Mặt nền bằng phẳng, độ chênh lệch không quá 2mm/1m.
  2. Mặt nền sạch sẽ và khô ráo.
  3. Tính toán khoảng cách giữa mặt sàn với chân cánh cửa khoảng 10-15mm.
  4. Không lắp đặt các thiết bị nhà bếp cũng như tủ cố định nặng trên sàn.
4 điều cần đảm bảo trước khi thi công sàn gỗ
4 điều cần đảm bảo trước khi thi công sàn gỗ

Khoảng cách giữa mặt sàn và chân cửa tầm 10 – 15mm đối với ván sàn dày 8 – 12mm. Đây là khoảng cách cho phép ta mở và đóng cửa một cách dễ dàng mà không gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, ta cần thực hiện các biện pháp phòng chống mối mọt trước khi lắp sàn gỗ nếu công trình nằm tại khu vực ẩm thấp, nhiều cây cối và sử dụng đồ nội thất bằng gỗ.

Khuyến cáo: Ta chỉ lắp sàn tại không gian nội thất (ưu tiên vị trí khuất nắng), không lắp sàn gỗ công nghiệp tại khu vực ngoại thất.

Để sàn gỗ thích nghi với nhiệt độ, độ ẩm công trình 

Sàn gỗ cần được để ổn định trong môi trường lắp đặt ít nhất 48 giờ trước khi thi công. Việc này giúp sàn gỗ giảm thiểu nguy cơ co ngót, giãn nở, cong vênh.

  • Nhiệt độ phòng lý tưởng là từ 18 độ C trở lên, nhiệt độ bề mặt sàn tối thiểu là 15 độ C.
  • Độ ẩm không khí nên duy trì trong khoảng 40 – 70%.
  • Tuyệt đối không lắp đặt sàn gỗ khi nền xi măng chưa khô hoàn toàn.

Để sàn gỗ ổn định trong môi trường lắp đặt ít nhất 48 giờ
Để sàn gỗ ổn định trong môi trường lắp đặt ít nhất 48 giờ

Bước 2: Lắp đặt đế nẹp

Nẹp sàn gỗ được chia ra làm 2 phần nắp nẹp và đế nẹp. Đế nẹp được cố định xuống bề mặt công trình bằng keo và đinh. Ta thường gắn đế ở điểm cần kết thúc ván sàn như: Cửa ra vào (sử dụng nẹp T), khu vực chứa nội thất (sử dụng nẹp F).

Khuyến cáo:

  • Đế nẹp gắn trên nền gạch không bắn đinh, tránh tình trạng bể gạch.
  • Phòng có chiều rộng, chiều dài >7m thì sử dụng nẹp T để phân chia các khu vực.

Hướng dẫn lắp đặt đế nẹp sàn gỗ
Hướng dẫn lắp đặt đế nẹp sàn gỗ

Bước 3: Trải tấm xốp lót sàn gỗ

Tấm xốp lót sàn gỗ thường là PE Foam, xốp bạc hoặc cao su non. Chúng có công dụng là:

  • Bảo vệ sàn khỏi các tác nhân gây hại bắt nguồn từ cốt nền bên dưới.
  • Nâng đỡ ván sàn một cách êm ái và hạn chế tiếng động khi di chuyển.
  • Bảo vệ hèm khóa khỏi gãy vỡ khi mặt sàn gỗ bị ngoại lực tác động

Khuyến cáo: Khi trải tấm xốp lót sàn, ta không nên trải xốp chồng chéo lên nhau. Để đảm bảo được điều đó, ta sẽ sử dụng thêm băng keo để dán mí xốp lót.

Hướng dẫn trải tấm xốp lót sàn gỗ
Hướng dẫn trải tấm xốp lót sàn gỗ

Bước 4: Lắp đặt ván sàn gỗ công nghiệp đầu tiên

Lắp đặt ván sàn gỗ công nghiệp đầu tiên cần đặt hèm dương hướng vào tường, hèm âm hướng ra ngoài.

Sàn gỗ công nghiệp có hèm khóa âm dương thông minh
Sàn gỗ công nghiệp có hèm khóa âm dương thông minh

Khoảng cách với tường tùy theo tỉ lệ giãn nở của sàn gỗ, Kosmos khuyến cáo:

  • Khoảng cách 12 – 15mm: Dành cho sàn gỗ Kosmos cốt xanh, Robina Aqua, Egger Aqua.
  • Khoảng cách 15 – 18mm: Dành cho sàn gỗ Kosmos cốt vàng, Robina Classic, Egger Classic, Galamax.
Cách lắp ván sàn gỗ đầu tiên
Cách lắp ván sàn gỗ đầu tiên

Bước 5: Lắp ghép ván sàn bằng hèm khóa âm dương

Sàn gỗ công nghiệp hiện nay đều được lắp ghép bằng hệ thống hèm khóa hay còn gọi là khớp nối âm – dương. Ta sẽ ghép khớp âm vào khớp dương của ván và lặp lại thao tác liên tục đến khi hoàn thành một mặt sàn hoàn chỉnh.

Khuyến cáo: Ta sử dụng búa cao su gõ nhẹ vào mép ván nhằm tăng độ khít của hèm khóa. Quý Khách vẫn có thể sử dụng phụ kiện có độ cứng cao như búa sắt để thực hiện thao tác này với điều kiện là sử dụng thêm vật đệm. Miếng đệm sẽ đảm bảo mép ván không bị hỏng.

Bảng độ dày hèm khóa
12mm Singer hèm ngang3.55mm
12mm Singer hèm dọc3.75mm
8mm Unilin hèm ngang3.7mm
8mm Unilin hèm dọc3.1mm
Cách lắp ghép ván sàn gỗ công nghiệp thông qua hèm khóa
Cách lắp ghép ván sàn gỗ công nghiệp thông qua hèm khóa
Lắp đặt các ván sàn gỗ theo hệ thống hèm khóa nằm trên cạnh ván.
Lắp đặt các ván sàn gỗ theo hệ thống hèm khóa nằm trên cạnh ván.

Bước 6: Lắp đặt phụ kiện sàn gỗ

Ta sẽ tiến hành lắp nắp nẹp vào đế nẹp để cố định mặt sàn và lắp len vào vị trí chân tường để che đi khoảng trống.

Cách lắp len che khoảng trống giữa sàn gỗ và chân tường
Cách lắp len che khoảng trống giữa sàn gỗ và chân tường
Lắp đặt len chân tường khi thi công sàn gỗ công nghiệp.
Lắp đặt len chân tường khi thi công sàn gỗ công nghiệp
Cách lắp nắp nẹp vào đế nẹp
Cách lắp nắp nẹp vào đế nẹp
Lắp đặt nắp nẹp sàn gỗ vào đế nẹp
Lắp đặt nắp nẹp sàn gỗ vào đế nẹp

Thi công sàn gỗ xương cá có gì đặc biệt?

Sàn gỗ công nghiệp xương cá được phân rõ ván A và ván B. Khi lắp đặt, hai ván A và B sẽ lắp chéo vào nhau, tạo thành góc vuông 90 độ. Sau khi lắp, ta dùng búa cao su gõ nhẹ để hèm khóa được khít chặt.

Hướng dẫn lắp ghép sàn gỗ xương cá thông qua hèm khóa
Hướng dẫn lắp ghép sàn gỗ xương cá thông qua hèm khóa

Trong trường hợp lắp ván sàn gỗ xương cá đầu tiên nằm kế bên mặt tường phải điều chỉnh cạnh ván sao cho phù hợp (ví dụ: Lắp kế bên mặt tường phẳng phải cắt cạnh ván theo góc 45 độ).

Cách lắp ván sàn gỗ xương cá kế bên mặt tường
Cách lắp ván sàn gỗ xương cá kế bên mặt tường

Kinh nghiệm sử dụng sàn gỗ bền đẹp

Để đảm bảo sàn gỗ luôn bền đẹp thì trong quá trình sử dụng sàn gỗ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không kéo lê vật nặng, sắc, nhọn trên mặt sàn
  • Không dùng các vật sắc, nhọn để vệ sinh mặt sàn
  • Chỉ được dùng rất ít các chất tẩy có pha loãng để vệ sinh
  • Phải sử dụng khăn ẩm đã vắt khô để lau sàn, không đổ nước trực tiếp lên mặt sàn.
  • Không để nước hắt/ngập vào sàn
  • Nhiệt độ thích hợp cho sàn không quá 50 độ C, không nên để gần nơi có nguồn nhiệt cao (ví dụ: bếp than, bếp gas,…)
  • 3 – 6 tháng bảo trì sản phẩm một lần.

Câu hỏi thường gặp khi thi công sàn gỗ

Các vấn đề thường gặp khi lót sàn gỗ là gì?

Dưới đây là những vấn đề thường gặp khi lót sàn gỗ:

  • Sàn gỗ bị hở hèm: Các nguyên nhân chính dẫn đến sàn gỗ bị hở hèm là do hèm khóa yếu, cốt nền ẩm hoặc sàn gỗ bị ngấm nước trong thời gian dài.
  • Sàn gỗ có tiếng kêu khi di chuyển: Không sử dụng lớp xốp hoặc khi trải lớp xốp xuống nền sàn để các mí xốp chồng lên nhau hoặc bề mặt thi công không bằng phẳng, sạch sẽ.
  • Sàn gỗ bị kích tường: Không chừa khoảng cách giữa tường và sàn, hoặc chừa khoảng cách không hợp lý (khoảng cách tiêu chuẩn giữa sàn và tường là từ 12 – 18mm).
  • Sàn gỗ bị cong vênh: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sàn gỗ bị nắng chiếu quá lâu hoặc bị ngập nước nhiều ngày.
Các vấn đề thường gặp khi lót sàn gỗ
Các vấn đề thường gặp khi lót sàn gỗ

Cần chuẩn bị những dụng cụ nào để lót sàn gỗ?

Các dụng cụ cần để lót sàn gỗ bao gồm:

  • Thước đo: Thước cuộn, thước kẻ để đo sàn và cà khoảng cách giữa sàn và tường
  • Búa, miếng đệm: Dùng để gõ các tấm ván sàn vào nhau mà không làm hỏng hèm khóa
  • Bút chì: Để đánh dấu các vị trí cần cắt, ghép
  • Băng keo: Dùng để dán xốp lót sàn
  • Đinh: Lắp đặt cố định đế nẹp, len chân tường,…
  • Máy cắt: Cắt chính xác và nhanh chóng cho các tấm ván sàn.
Các dụng cụ lót sàn gỗ
Các dụng cụ lót sàn gỗ

Các phụ kiện sàn gỗ phổ biến?

Dưới đây là một số phụ kiện sàn gỗ phổ biến.

  • Nẹp T: Giúp nối các tấm ván sàn và ngăn chia phòng
  • Nẹp F: Giúp che đi các góc, cạnh kết thúc của sàn, tạo tính thẩm mỹ
  • Len chân tường: Che đi khoảng trống giữa sàn và tường, tạo sự liền mạch gia tăng thẩm mỹ công trình
  • Xốp lót sàn: Có 3 loại phổ biến là xốp trắng 2mm, xốp bạc 3mm, xốp cao su 2mm giúp cách âm, cách nhiệt, tạo bề mặt êm ái hơn và hỗ trợ chống ẩm từ mặt đáy vào cốt gỗ.
Các loại xốp lót sàn gỗ
Các loại xốp lót sàn gỗ

Thi công sàn gỗ đúng kỹ thuật là yếu tố then chốt để có sàn nhà bền đẹp. Các kinh nghiệm lót sàn gỗ được chia sẽ bên trên sẽ giúp bạn tránh được các vấn đề thường gặp ở sàn gỗ, giúp sàn đạt được tuổi thọ như khuyến cáo của nhà sản xuất và duy trình tính thẩm mỹ trong suốt quá trình sử dụng.

0903.093.221
0932.067.388