Fraud Blocker

Bản tin Kosmos

Khám phá 99+ mẫu trần thạch cao đơn giản đẹp và tinh tế

Trần thạch cao là một trong các loại hình trang trí nội thất độc đáo được sử dụng đa phần cho các không gian phòng khách, phòng ngủ,… và nhiều công trình xây dựng lớn nhỏ. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hình này đồng thời giới thiệu đến bạn các mẫu trần thạch cao đẹp đang được nhiều người dùng ưa chuộng.

1

Thạch cao là gì? Cấu tạo trần thạch cao đẹp

Thạch cao là một loại khoáng vật trầm tích, có thành phần là muối canxi sunfat cùng với các phân tử nước. Chúng được hình thành từ trong những lớp trầm tích đất đá phong hóa nên đã tồn tại rất lâu trên trái đất. Mặc dù đã phát hiện từ lâu, nhưng đến những năm 1950 thì vật liệu này mới được sử dụng phổ biến trong xây dựng.

Trần từ thạch cao mang lại tính thẩm mỹ cho không gian sống
Trần từ thạch cao mang lại tính thẩm mỹ cho không gian sống

La phông hay trần thạch cao là loại trần được hoàn thiện từ các tấm thạch cao. Chúng được liên kết với nhau thông qua lớp bê tông chắc chắn. Loại trần này ngày càng phổ biến và tạo nên những không gian nội thất độc đáo, đầy sự sáng tạo. Các vật liệu tạo nên vẻ đẹp và sự rắn chắc của trần bao gồm:

  • Khung xương trần thạch cao: Đây là thành phần quan trọng quyết định đến chất lượng của trần. Công dụng chính của khung xương là làm khung trụ, giúp cố định các tấm vật liệu đồng thời gia tăng khả năng chịu lực cũng như tuổi thọ của công trình.
  • Tấm la phông: Vật liệu này được liên kết chặt chẽ với hệ thống khung xương bằng các vít bắn chuyên dụng để tạo mặt phẳng cho trần.
  • Sơn bả: Có công dụng tạo sự bền màu và độ nhẵn mịn cho trần nhà. Đồng thời, lớp sơn bả này còn góp phần bảo vệ trần khỏi những tác động từ các yếu tố bên ngoài.
Lắp đặt các tấm thạch cao vào hệ thống khung xương
Lắp đặt các tấm thạch cao vào hệ thống khung xương
2

Ưu nhược điểm của la phông thạch cao

Phổ biến là vậy nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về la phông thạch cao, dưới đây là các ưu nhược điểm của loại trần này.

Ưu điểm trần thạch cao

Sở dĩ thạch cao có nhiều tính năng ưu việt nên người dùng ngày càng ưa chuộng la phông thạch cao. Dưới đây là các ưu điểm nổi bật của vật liệu này:

  • Thạch cao được đánh giá là vật liệu chống cháy tốt nhờ lõi cấu tạo chứa gần 21% các thành phần hóa học. Chúng có tác dụng làm chậm quá trình truyền nhiệt. Chính vì vậy, làm trần từ vật liệu này sẽ đảm bảo an toàn cho người dùng. Đồng thời, các tấm la phông cũng có vai trò chống nóng, đem lại cảm giác dễ chịu nhất là vào mùa hè.
  • Thạch cao còn có khả năng giảm thiểu sự truyền âm thanh vào khoảng 32-60dB. Do vậy, trần cũng như tường thạch cao là lựa chọn tuyệt vời cho hệ thống cách âm của nhiều công trình.
La phông thạch cao được ứng dụng trong nhiều công trình lớn nhỏ
La phông thạch cao được ứng dụng trong nhiều công trình lớn nhỏ
  • Đây là vật liệu có cấu trúc khá linh hoạt, trọng lượng khá nhẹ, dụng cụ để lắp đặt cũng tương đối đơn giản. Chính vì lẽ đó, các thợ thi công có thể lắp đặt trần một cách nhanh chóng mà không phải tốn nhiều công sức. Dù là vật liệu nhẹ nhưng sau thi công vẫn sẽ đảm bảo độ chắc chắn, người dùng có thể yên tâm lắp thêm quạt trần cũng như hệ thống đèn chiếu sáng.
  • Đặc biệt, loại trần này còn có giá trị thẩm mỹ cao, mang lại nét độc đáo riêng cho từng công trình. Bề mặt trần, tường cũng là loại nhẵn mịn nhất trong tất cả các vật liệu phổ biến hiện nay.

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm nổi bật, loại trần này cũng có một vài hạn chế mà người dùng cần lưu ý:

  • Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt chính xác để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như khả năng chịu tải trọng của trần nhà.
  • Thạch cao kỵ nước nên cần kiểm tra kỹ mái nhà trước khi thi công. Việc để trần tiếp xúc lâu ngày với nước sẽ dễ bị ố vàng, gây mất thẩm mỹ.
Lắp đặt trần đúng kỹ thuật để đảm bảo độ chắc chắn cho công trình
Lắp đặt trần đúng kỹ thuật để đảm bảo độ chắc chắn cho công trình
3

Phân loại trần thạch cao

Hiện nay, có hai loại chính là trần chìm và trần nổi. Mỗi loại đều có các điểm độc đáo riêng, mang lại cho người dùng nhiều sự lựa chọn hoàn hảo cho không gian sống.

Trần chìm

Đây là loại trần có hệ khung xương được giấu toàn bộ sau các tấm thạch cao. Người dùng sẽ không thể nhìn thấy được hệ khung xương này, mà chỉ nhìn được bề ngoài như trần bê tông bình thường. Trần chìm được chia làm hai loại là trần giật cấp và trần phẳng:

  • Trần giật cấp: Hiểu một cách đơn giản thì đây là mẫu trần được giật xuống từng cấp, thuộc kiểu kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao.
  • Trần phẳng: Là loại trần có bề mặt dạng phẳng được cấu thành từ hệ khung xương cùng nhiều vật dụng khác và lớp sơn bả.
Mẫu trần giật cấp hiện đại
Mẫu trần giật cấp hiện đại

Trần nổi

Đây là kiểu trần khung nổi, sau khi hoàn thiện người dùng sẽ thấy được một phần của các khung xương trần. Hiểu đơn giản hơn là các tấm trần sẽ được gác lên những khung xương.

Ngoài ra, loại trần này còn được gọi với cái tên là trần thạch cao thả. Ý chỉ thao tác lắp đặt, thợ thi công chỉ cần thả tấm trần nằm ngay ngắn trên khung xương là xong.

Mẫu trần thả phổ biến hiện nay
Mẫu trần thả phổ biến hiện nay
4

Tổng hợp 99+ mẫu trần thạch cao đẹp và tinh tế

Dưới đây là các mẫu trần thạch cao đẹp và được nhiều người lựa chọn cho các không gian phòng khách, phòng ngủ,… Nếu bạn đang tìm kiếm kiểu trần độc đáo cho không gian sống của mình hãy tham khảo ngay nhé!

5

3 mẹo chọn mẫu trần thạch cao đẹp

Để chọn được mẫu trần nhà đẹp bạn có thể dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là các gợi ý cách chọn kiểu trần chất lượng, bạn có thể tham khảo:

  • Chọn kiểu trần theo phong cách thiết kế: Mỗi một phong cách trang trí sẽ có những đặc thù riêng về màu sắc, bố cục,… Chẳng hạn với các phong cách cổ điển, trần thường có độ cầu kỳ cao. Nên sử dụng thêm các nẹp trang trí, phào chỉ để làm nổi bật lên nét thẩm mỹ riêng.
  • Chọn mẫu trần nhà đẹp theo chức năng: Ngoài tính thẩm mỹ, bạn cũng có thể lựa chọn trần theo các chức năng như: cách âm, chống cháy, chống ẩm,…
  • Chọn kiểu trần theo mục đích sử dụng: Bạn hãy xác định sử dụng trần ở các không gian nào như: phòng khách, phòng ngủ, khu vực bếp,… từ đó đưa ra lựa chọn các kiểu trần phù hợp.
Chọn kiểu trần thạch cao phù hợp với mục đích sử dụng
Chọn kiểu trần thạch cao phù hợp với mục đích sử dụng
6

Các lưu ý khi sử dụng tấm la phông thạch cao

Cần tìm hiểu cách làm trần thạch cao với những không gian cũ, trước khi tiến hành thi công nên cải tạo để đảm bảo độ bền chắc cho công trình về sau. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý đến khoảng cách từ sàn đến trần nhà nên từ 2.6m trở lên tùy vào loại trần cao hay thấp.

Giữa la phông và lớp trần ban đầu nên có khoảng trống tối thiểu là 15cm. Yếu tố này sẽ hỗ trợ cho việc lắp đặt hệ thống đèn âm trần, máy điều hòa không khí,… một cách thuận tiện lợi.

Trên là các chia sẻ về la phông thạch cao cũng như những mẫu trần thạch cao đẹp nhất hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn đọc có thêm nhiều sự lựa chọn cho không gian sống của mình. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về các vật liệu ốp tường, ốp trần bạn hãy liên hệ tại đây nhé!

Tài liệu tham khảo
  • https://vi.wikipedia.org/wiki/Thạch_cao
  • https://properly.com.my/blog/plaster-ceiling-designs/
  • https://www.inprogroup.com.my/why-you-need-to-know-before-installing-plaster-ceilings/
  • https://xaydungso.vn/noi-that/mau-tran-thach-cao
  • https://bestdecor.com.vn/tran-thach-cao/
5/5 - (2 votes)
Bài viết này có giúp ích cho bạn không?
Không
Danh mục tin
Tin tức liên quan
thumbnail-dai-ly-thorcons

Bản tin Kosmos

Thorcons Gò Công Đông Tiền Giang: Sàn gỗ, sàn nhựa, gỗ nhựa, tấm ốp PVC

thumbnail-kim-hoa-kosmos

Bản tin Kosmos

Kim Hoa Kosmos: Chuyên content review vật liệu xây dựng, trang trí

thumbnail-quy-trinh-quan-ly-noi-dung-kosmos

Bản tin Kosmos

Quy trình quản lý nội dung tại Kosmos Việt Nam

Bản tin Kosmos

Kinh nghiệm bán buôn sàn gỗ nhanh hòa vốn đạt lợi nhuận cao

thumbnail-vietbuilt-hcm-lan-iv

Bản tin Kosmos

Hội chợ Vietbuild Tp.HCM lần IV: Gian Hàng Quyên Võ tỏa sáng cùng sàn gỗ Robina