Fraud Blocker

Wiki - Xu hướng nội ngoại thất

Nhà lắp ghép là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm, mẫu đẹp

Nhà lắp ghép (prefab house) là nhà được lắp ráp từ những những bộ phận đã được sản xuất sẵn với thời gian thi công nhanh chóng. Chúng có đa dạng mẫu nhà dựa trên diện tích, số tầng (1-2 tầng) và nguyên vật liệu (gỗ, kính, tấm panel,..), giúp gia chủ có thể chọn kiểu nhà phù hợp với ngân sách của bản thân.

Loại nhà này được cấu tạo bởi 7 phần chính đó là: Móng, khung, vách tường, sàn, trần, mái và cửa. Chúng phù hợp để thay thế nhà có kích thước vừa và nhỏ như: Nhà cấp 4, homestay, nhà vườn, nhà nghỉ dưỡng.

Ông Devin Perry, Giám đốc điều hành chương trình cải tiến kinh doanh tại Hiệp hội Xây dựng Nhà Quốc Gia Mỹ (NAHB), nhận định rằng ngành xây dựng truyền thống đang đối mặt với nhiều thử thách, đặc biệt là tình trạng thiếu hụt lao động và vật liệu khan hiếm. Điều này đã thúc đẩy sự dịch chuyển sang các phương pháp xây dựng thay thế, mở ra cơ hội lớn cho ngành nhà lắp ghép phát triển và chiếm lĩnh thị phần.

Mô hình nhà này được ưa chuộng vì giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, chúng có độ ổn định không cao bằng nhà xây, cần đội ngũ có chuyên môn, khu vực rộng để vận hành máy móc và không nên lắp đặt tại khu vực có nhiều thiên tai như động đất, bão lụt.

Bên ngoài và bên trong một căn nhà lắp ghép
Bên ngoài và bên trong một căn nhà lắp ghép

Nhà lắp ghép có cấu tạo như thế nào?

Nhà lắp ghép được cấu tạo bởi 7 phần, bao gồm:

  • Móng nhà: Có 4 dạng móng đơn giản cho nhà bê tông là móng kim cương, móng đơn, móng kiềng, móng bè (dành cho nền đất yếu).
  • Khung nhà: Sử dụng thép mạ kẽm để làm khung, được dựng lên bằng cách hàn hoặc bắt bulong. Lưu ý, phần khung cần sơn chống gỉ để đảm bảo độ bền.
  • Vách tường: Ta chỉ cần lắp tấm Panel bao bọc bên ngoài khung nhà (tường 1 vách), hoặc ốp thêm các tấm ốp trang trí tường bên trong khung nhà (tường 2 vách). Lưu ý: Tấm Panel nhập khẩu sẽ có độ bền và giá tiền cao hơn tấm Panel EPS.
  • Sàn nhà: Ta có thể chọn lát gạch men hoặc sử dụng ván sàn nhựa hèm khóa, sàn gỗ công nghiệp.
  • Trần nhà: Có thể sử dụng tấm Nano, tấm thạch cao để ốp trần.
  • Mái nhà: Nhà lắp ghép thường dùng tôn PU (tôn lạnh) hoặc nhựa giả ngói để làm mái.
  • Cửa: Cửa sổ và cửa chính làm bằng nhựa, nhôm,… lắp theo kiểu 1 bản lề hoặc 2 bản lề.
Cấu tạo nhà lắp ghép
Cấu tạo nhà lắp ghép

Ưu điểm của nhà lắp ghép

Nhà lắp ghép đang trở thành xu hướng của ngành xây dựng hiện đại nhờ những ưu điểm nổi bật như tiết kiệm thời gian thi công, chất lượng đồng đều, linh hoạt trong lắp đặt và dễ dàng nâng cấp.

Rút ngắn thời gian thi công

Theo nghiên cứu của Viện Nhà lắp ghép Hoa Kỳ (MBI), thời gian xây dựng một ngôi nhà lắp ghép chỉ bằng 1/2 so với phương pháp truyền thống. Điều này là nhờ các module và cấu kiện được sản xuất sẵn trong nhà máy với quy trình khép kín, độ chuẩn xác cao. Việc lắp ghép tại công trường diễn ra nhanh chóng, giảm thiểu ảnh hưởng của thời tiết.

Ví dụ điển hình là dự án nhà ở xã hội Katerra tại California, Mỹ. Toàn bộ 243 căn hộ được hoàn thiện chỉ trong vòng 4 tháng, so với 12-18 tháng của phương pháp truyền thống. Nhờ đó, chủ đầu tư đã tiết kiệm được 30% chi phí nhân công và 15% tổng chi phí dự án.

Nhà lắp ghép rút ngắn thời gian thi công
Nhà lắp ghép rút ngắn thời gian thi công

Đảm bảo chất lượng đồng nhất

Nhờ sản xuất trong môi trường nhà máy với dây chuyền hiện đại và quy trình kiểm soát nghiêm ngặt, 100% vật liệu của nhà lắp ghép đạt chất lượng đồng nhất.

Bên cạnh đó, độ chính xác cao giúp giảm hao hụt vật liệu xuống còn 1,7%, thay vì 5-7% như phương pháp truyền thống (theo số liệu của Tạp chí Xây dựng Việt Nam), chi phí nhân công cũng được tối ưu nhờ lắp ghép nhanh.

Các bộ phận làm nhà lắp ghép đạt chất lượng đồng nhất
Các bộ phận làm nhà lắp ghép đạt chất lượng đồng nhất

Linh hoạt vận chuyển và lắp đặt

Vì ngôi nhà được lắp ghép từ những bộ phận được sản xuất sẵn đã mang lại nhiều lợi ích như:

  • Dễ dàng vận chuyển bằng xe tải thông thường.
  • Lắp đặt, thay đổi công năng chỉ bằng tháo ráp các bộ phận.

Một ví dụ tiêu biểu là ngôi nhà “KODA Loft” của công ty Kodasema (Estonia), ngôi nhà 25m² này có thể được lắp ghép trong 7 tiếng và tháo rời di dời chỉ trong 4 tiếng. Nhờ đó, chủ nhà có thể linh hoạt thay đổi không gian sống theo nhu cầu sử dụng.

Mô hình lắp ghép linh hoạt trong vận chuyển và lắp đặt
Mô hình lắp ghép linh hoạt trong vận chuyển và lắp đặt

Nhà được hình thành bằng cách lắp ghép cần lưu ý những gì?

Có một số lưu ý khi thi công nhà lắp ghép bao gồm: Tuổi thọ công trình, yêu cầu không gian thi công, trình độ thợ và khả năng chống chịu thiên tai.

Tuổi thọ công trình không bằng nhà bê tông cốt thép

Cấu tạo chủ yếu bằng khung thép và vật liệu nhẹ khiến nhà lắp ghép kém ổn định hơn khi chịu tác động của thiên tai như bão lớn hay động đất mạnh. Liên kết giữa các bộ phận cũng có thể bị lung lay, thậm chí văng ra nếu chịu lực quá lớn.

Tại những vùng thường xuyên có thiên tai như miền Trung Việt Nam hay vùng động đất ở Nhật Bản, tỷ lệ sử dụng nhà lắp ghép thường thấp hơn hẳn so với các khu vực khác. Người dân vẫn ưu tiên lựa chọn nhà bê tông kiên cố để đảm bảo an toàn.

Tuổi thọ công trình nhà lắp ghép không bằng nhà bê tông cốt thép
Tuổi thọ công trình nhà lắp ghép không bằng nhà bê tông cốt thép

Nhà lắp ghép vẫn có thể chịu được động đất cấp 6 và bão với sức gió cấp 12. Có nhiều giải pháp để khắc phục như sử dụng vật liệu dày dặn, chống ăn mòn, tăng cường liên kết.

Một số đề xuất làm tăng độ bền nhà lắp ghép là sử dụng khung thép đạt tiêu chuẩn chống ăn mòn TCVN 12251:2020 dày khoảng 100x100mm, tấm panel nhập khẩu dày 50 – 100mm chống gỉ, kính chịu nhiệt,…

Đòi hỏi không gian rộng để thi công lắp đặt

Quá trình lắp ghép nhà đòi hỏi phải có không gian rộng để máy móc lắp ráp vận hành. Chẳng hạn, để lắp ghép nhà 2 tầng diện tích 100m2, cần có mặt bằng rộng khoảng 200m². Trong khi đó, thi công truyền thống chỉ cần 100-150m². Vì vậy, nhà lắp ghép thường khó áp dụng tại những khu đất chật hẹp, đông dân cư.

Yêu cầu thợ có trình độ chuyên môn cao

Mặc dù quá trình lắp ghép đơn giản hơn xây truyền thống, nhưng lại đòi hỏi thợ phải có chuyên môn và kinh nghiệm nhất định. Họ cần nắm vững các bước lắp ghép, kỹ thuật liên kết và điều chỉnh các bộ phận sao cho khớp và chính xác.

Nếu thợ không đủ trình độ, rất dễ xảy ra sai sót như lắp sai vị trí, để khe hở giữa các khớp nối, gây ảnh hưởng đến chất lượng và thẩm mỹ công trình nhà lắp ghép.

Nhà lắp ghép yêu cầu thợ có trình độ chuyên môn cao
Nhà lắp ghép yêu cầu thợ có trình độ chuyên môn cao

Mẫu nhà lắp ghép đẹp dựa trên diện tích

Sau đây là mẫu nhà cho từng diện tích từ 18m² đến 176m² cho quý khách tham khảo.

Câu hỏi thường gặp về loại hình nhà lắp ghép

Sự khác biệt giữa nhà lắp ghép và nhà xây truyền thống là gì?

Nhà lắp ghépNhà xây truyền thống
Vật liệu xây dựngVật liệu nhẹ

(Vd: Khung thép mạ kẽm,

tấm bê tông nhẹ, tấm panel, cửa nhôm,…)

Vật liệu nặng

(Vd: Bê tông, cốt thép,

cửa sắt, mái ngói,…)

Ưu điểmNhanh chóng, linh hoạt,

tiết kiệm.

Cứng cáp, tuổi thọ cao hơn, dễ sáng tạo trong thiết kế.
Nhược điểmTuổi thọ thấp hơn,  cần đội ngũ có kinh nghiệm và không gian rộng để vận hành máy móc lắp đặt. Không phù hợp với nơi có nhiều thiên tai, nền đất yếu.Không thể di chuyển và khó xây dựng do vật liệu nặng.
Thời gian thi công2 – 8 tuần20 – 26 tuần

Nhà lắp ghép có chịu được động đất, bão lụt không?

Có thể, nhưng không nhiều. Nhà lắp ghép chịu được động đất cấp 6 và bão với sức gió cấp 12.

Nhà lắp ghép có cần xin giấy phép xây dựng không?

Cần, theo giấy phép xây dựng thì nhà lắp ghép được xét vào loại nhà tiền chế.

Nhà lắp ghép có cách âm, cách nhiệt tốt không?

Nhà lắp ghép có khả năng cách âm, cách nhiệt, còn tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào các vật liệu ốp lát và độ kín của công trình. Trong đó có các vật liệu sau:

  • Tấm panel có cấu tạo gồm 2 mặt tôn và lớp xốp cách nhiệt ở giữa, dày từ 50-100mm. Lớp xốp này có tính năng cách âm, cách nhiệt và chống cháy rất hiệu quả
  • Sử dụng sàn nhựa hèm khóa, sàn gỗ công nghiệp sẽ ấm áp hơn sàn gạch đá trong mùa đông lạnh giá vì khả năng cách nhiệt hiệu quả.
  • Tấm ốp Nano, lam sóng nhựa có cấu trúc rỗng giúp tăng khả năng cách âm, cách nhiệt.

Có thể thấy nhà lắp ghép có tính năng và độ bền phụ thuộc rất nhiều vào vật liệu và kỹ năng của người thợ. Đây là loại hình nhà khá phổ biến ở các nước phương tây bởi tính linh hoạt và thời gian thi công ngắn hạn. Người mua cần tìm đến các đơn vị thi công uy tín, có chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm để nhận sự tư vấn chi tiết cho từng trường hợp.

Nếu có nhu cầu tìm đến các vật liệu ốp lát cho nhà, ta có thể liên hệ cho Kosmos Việt Nam (Tổng kho vật liệu trang trí) qua số: 0932.067.388 hoặc qua nhóm zalo.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có giúp ích cho bạn không?
Không
0903.093.221
0932.067.388