Fraud Blocker

Wiki - Xu hướng nội ngoại thất

TOP 5 lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp bền đẹp tốt nhất

Các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp thẩm mỹ và bền bỉ nhất là: Laminate, Melamine, Acrylic, Veneer và Vinyl VFB. Tất cả đều mang lại tính thẩm mỹ và gia tăng độ bền cho sản phẩm, vậy loại nào tốt hơn? Kosmos sẽ phân tích từng loại cho Quý Khách cái nhìn trực quan nhất!

1

Tấm dán bề mặt gỗ phổ biến – Laminate

Tấm Laminate (còn gọi là tấm Formica) là vật liệu dán bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến, tên khoa học của nó là High Pressure Laminate (HPL).

Laminate là tấm dán bề mặt gỗ phổ biến
Laminate là tấm dán bề mặt gỗ phổ biến

Đặc điểm bề mặt Laminate

Bề mặt Laminate được sử dụng rộng rãi bởi mang nhiều tính năng như: chịu nước, chịu nhiệt, chống cháy tàn thuốc, chống tĩnh điện, hạn chế trầy xước, không bị mài mòn và kháng khuẩn.

Tấm dán bề mặt gỗ Laminate có mẫu mã và màu sắc vô cùng đa dạng. Chúng thường mang mẫu vân gỗ, phủ lên cốt gỗ công nghiệp để thay thế ván gỗ tự nhiên, dùng để lát sàn, làm kệ tủ, làm ghế, mặt bàn,…

Bề mặt laminate có nhiều mẫu mã đa dạng
Bề mặt Laminate có nhiều mẫu mã đa dạng

Cấu tạo tấm Laminate

Tấm Lamiante có cấu tạo 3 lớp là: lớp bảo vệ trong suốt (Overlay), lớp giấy trang trí (Decorative paper), lớp giấy nền tạo độ bền bỉ, dẻo dai cho tấm (Kraft Papers).

  • Lớp bảo vệ: Lớp phủ trên bề mặt tấm được ngâm tẩm để có màu trong suốt. Nó có tác dụng bảo vệ lớp vân trang trí bên dưới khỏi trầy xước và giúp mẫu vân được tái hiện rõ ràng và đẹp mắt.
  • Lớp trang trí: Đây là lớp vân được in ấn rõ nét với màu sắc bắt mắt.
  • Lớp giấy nền: Bột giấy và các chất phụ gia tạo thành các lớp giấy mỏng. Dùng càng nhiều lớp giấy để ép nén lại với nhau thì độ dày tấm Laminate càng cao.
Cấu tạo tấm laminate
Cấu tạo tấm Laminate

Laminate được tạo ra bằng cách nhúng lớp vân trang trí qua keo Melamine rồi dán vào lớp giấy nền, phủ thêm lớp bảo vệ trước khi đem ép cả 3 lại với nhau thành một thể hoàn chỉnh.

2

Lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp Melamine

Lớp phủ Melamine chính là lớp giấy trang trí được nhúng keo Melamine. Chúng được phủ lên bề mặt và hợp thành một thể với cốt gỗ công nghiệp sau khi ép. Lớp giấy trang trí được làm từ bột gỗ, titan và nhiều chất khác, đảm bảo độ bền cho bề mặt.

Sử dụng keo Melamine phủ trên bề mặt giúp chống thấm nước và hạn chế cháy lan cho sản phẩm. Bên cạnh đó, chúng còn bảo vệ lớp vân khỏi các chất hóa học và trầy xước.

Lớp phủ melamine là lớp giấy trang trí được nhúng keo melamine
Lớp phủ Melamine là lớp giấy trang trí được nhúng keo Melamine

Lớp phủ bề mặt gỗ Melamine mỏng và có cấu tạo đơn giản hơn Laminate (không có lớp phủ Overlay và lớp giấy nền Kraft). Chúng được ép chặt vào cốt gỗ để tô điểm cho sản phẩm thêm phần bắt mắt, đem lại nhiều sự lựa chọn cho người dùng vì mẫu mã đa dạng.

Bên cạnh đó, quá trình tạo bề mặt Melamine khá nhanh, tiết kiệm chi phí cho người dùng bởi mức giá thấp hơn Laminate.

Lớp giấy trang trí phủ keo melamine đem lại mẫu mã phong phú cho cốt gỗ
Lớp giấy trang trí phủ keo Melamine đem lại mẫu mã phong phú cho cốt gỗ
3

Bề mặt Acrylic trên ván gỗ công nghiệp

Bề mặt Acrylic là bề mặt được phủ nhựa Acrylic (nhựa mica), giúp sản phẩm chống thấm nước, độ bền cao, kéo dài tuổi thọ. Không những vậy, sản phẩm phủ Acrylic còn có độ bóng trên bề mặt, tạo nên vẻ đẹp sang trọng và thời thượng. Ta có thể dễ dàng lau chùi vệ sinh vết bẩn bám trên bề mặt này.

Ván gỗ công nghiệp có bề mặt phủ Acrylic
Ván gỗ công nghiệp có bề mặt phủ Acrylic

Acrylic (Mica) là nhựa nhiệt dẻo được tinh chế từ dầu mỏ, tên khoa học của nó là Poly Methyl Methacrylate – PMMA. Loại nhựa này có tính trong suốt, có độ bóng, dễ tạo màu và rất đàn hồi. Vì dẻo dai nên nhựa Acrylic dễ dàng được tạo hình.

Nhựa Acrylic - Nhựa Mica dễ dạo màu tạo hình và có độ bóng cao
Nhựa Acrylic – Nhựa Mica dễ dạo màu tạo hình và có độ bóng cao

Mặt bóng sang trọng nhưng dễ thấy vết trầy khi tiếp xúc với vật nhọn và không phù hợp với không gian nội thất cổ điển. Vì quy trình sản xuất phức tạp, mà chi phí tạo bề mặt Acrylic sẽ cao hơn bề mặt Melamine, Laminate và Veneer.

>>> Quý Khách có thể tham khảo một ứng dụng khác của Acrylic dùng làm lớp phủ cho gỗ nhựa tại đây!

4

Tấm Veneer dán trên bề mặt gỗ công nghiệp

Tấm Veneer (ván lạng) dán trên bề mặt gỗ công nghiệp chính là những tấm gỗ tự nhiên mỏng, được lạng trực tiếp từ cây gỗ tròn. Chúng có độ dày rơi vào khoảng 0.6mm – 3mm, độ rộng tầm 180mm và chiều dài 240mm, được dùng với mục đích trang trí. Giúp ta có được những sản phẩm mang vẻ đẹp nguyên thủy nhưng mức giá lại vô cùng thấp.

Tấm ván lạng veneer mỏng mang vẻ đẹp thuần túy của gỗ
Tấm ván lạng Veneer mỏng mang vẻ đẹp thuần túy của gỗ

Để tạo nên tấm ván lạng Veneer, đầu tiên ta sẽ thu thập nguyên liệu gỗ tròn (gỗ sồi, gỗ óc chó,…) về xử lý cơ bản như: loại bỏ phần vỏ xù xì, ngâm và luộc gỗ để bỏ nhựa rồi đem sấy hoặc phơi khô. Sau đó, ta bắt đầu lạng các khối gỗ ra từng lát mỏng rồi đem đi sấy khô bằng máy.

Tùy theo cách lạng mà tấm veneer có mẫu vân gỗ khác nhau
Tùy theo cách lạng mà tấm Veneer có mẫu vân gỗ khác nhau

Tấm Veneer sẽ được ép chặt lên bề mặt gỗ công nghiệp đã phủ sẵn keo UF. Thành phẩm sau cùng sẽ được chà nhám và đánh bóng cho thật phẳng mịn.

Tủ plywood phủ tấm veneer trên bề mặt
Tủ Plywood phủ tấm Veneer trên bề mặt

Ưu điểm của bề mặt Veneer là màu sắc, đường vân gỗ hoàn toàn tự nhiên và giá thành rẻ. Tuy nhiên, khả năng chống nước và chống xước của chúng rất kém, cần bảo quản kỹ lưỡng khi sử dụng.

5

Bề mặt Vinyl của tấm ván VFB – Vinyl Faced Board

Tấm ván phủ bề mặt Vinyl (Vinyl Faced Board – VFB) là tấm ván gỗ phủ màng nhựa PVC (Polyvinyl Clorua). Ưu điểm của tấm ván phủ Vinyl là dẻo dai, có khả năng kháng ẩm cao. Thời gian bảo quản của nó lâu hơn tấm ván phủ Melamine nhưng không tạo được cảm giác chân thật bằng.

Bề mặt này có nhược điểm là không chịu được nguồn nhiệt cao, màu sắc cũng nhạt dần khi tiếp xúc lâu với ánh nắng trực tiếp. Chúng còn dễ bị trầy trước sự tác động của vật nhọn và không chịu được tải trọng lớn. Tuy nhiên, Vinyl cũng mang lại tính thẩm mỹ cao khi được sản xuất với nhiều màu sắc và mẫu mã bắt mắt.

Bộ sưu tập các mẫu VFB - Vinyl Faced Board
Bộ sưu tập các mẫu VFB – Vinyl Faced Board

Nhựa PVC là nhựa nhiệt dẻo, an toàn với sức khỏe và môi trường. Chúng có thể kết hợp với nhiều chất phụ gia để có những tính năng khác nhau, ứng dụng nhiều trong đời sống. Ta có thể bắt gặp PVC ở khắp mọi nơi như: ống nước, áo mưa, bao bì, dây điện,…

Quy trình sản xuất bề mặt vinyl (màng nhựa pvc trang trí)
  • B1: Phối trộn nhiên liệu, sản xuất chất nền.
  • B2: In vân.
  • B3: Ép lớp và tạo hiệu ứng.

Tấm phủ bề mặt Vinyl hoàn thiện có dạng cuộn, được đem đi gia công lên ván gỗ công nghiệp, ván nhựa để sử dụng.

Sàn nhựa vinyl
Sàn nhựa Vinyl

Nhìn sơ qua thì ta khó nhận ra điểm khác biệt của các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp này, nhưng sau khi đọc bài phân tích trên, hy vọng Quý Khách có thể phân biệt được chúng. Laminate (Formica), Melamine, Acrylic (Mica), Veneer (ván lạng) và Vinyl (màng nhựa PVC) đều có cách sản xuất khác nhau, giá thành và tính năng cũng không đồng nhất.

Nếu Quý Khách còn cần Kosmos tư vấn thêm điều gì có thể đặt câu hỏi bên dưới phần bình luận hoặc gọi ngay vào số  (+84) 903 093 221.

4.7/5 - (4 votes)
Bài viết này có giúp ích cho bạn không?
Không
Danh mục tin
Tin tức liên quan

Wiki - Xu hướng nội ngoại thất

Vách ngăn nhựa: Phân loại, ưu nhược điểm, ứng dụng, giá, mẫu đẹp

thumbnail-san-o-ca-chit

Wiki - Xu hướng nội ngoại thất

Sàn gỗ Cà Chít có tốt không? Phân loại & bảng giá

Wiki - Xu hướng nội ngoại thất

Sàn gỗ biến tính: Ưu, nhược điểm, phân loại, báo giá

Wiki - Xu hướng nội ngoại thất

Gạch hoa văn ốp tường: Ưu điểm, phân loại, báo giá, 15 mẫu

thumbnail-san-nha-bang-go

Wiki - Xu hướng nội ngoại thất

Làm sàn nhà bằng gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp hay gỗ tre?