Fraud Blocker

Bản tin Kosmos

Các loại vật liệu chống thấm, nên dùng cho khu vực ẩm

Các loại vật liệu chống thấm phổ biến hiện nay là lưới thủy tinh, vữa xi măng, bê tông,… thích hợp sử dụng cho các khu vực ẩm ướt.

Sơn chống thấm – Vật liệu bảo vệ tường không ẩm mốc

Sơn chống thấm là một trong các vật liệu chống thấm, bảo vệ tường nhà hiệu quả. Đây là loại sơn được cấu tạo từ nhựa (Acrylic, Polyurethane, Epoxy), dung môi, chất tạo màng và một số chất phụ gia khác. Giúp ngăn chặn hiện tượng thấm dột trong quá trình thi công hoặc khi có tác động của môi trường bên ngoài.

Có hai loại sơn phổ biến đó là sơn nội thất và sơn ngoại thất.

  • Sơn nội thất: Với các khu vực ẩm ướt trong nhà như phòng tắm, khu vực bếp, hệ thống đường ống nước,… cần phải sử dụng sơn chống thấm. Loại sơn này như một lớp bảo vệ giúp cho công trình không bị hư hại, hạn chế ngấm nước và các ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
  • Sơn ngoại thất: Đây là loại sơn được sử dụng cho các khu vực bên ngoài công trình. Không chỉ có công dụng chống thấm, loại sơn này còn giúp người dùng tiết kiệm được chi phí thi công khi không phải sử dụng sơn lót. Vật liệu này còn được xem như một lớp trang trí để gia tăng tính thẩm mỹ cho mọi công trình.
Sơn chống thấm được ứng dụng trong nhiều hạng mục khác nhau
Sơn chống thấm được ứng dụng trong nhiều hạng mục khác nhau

Màng tự dính

Đây cũng là một trong các vật liệu chống nước được nhiều người tin dùng hiện nay. Màng chống thấm tự dính có dạng phẳng, được tổng hợp từ chất liệu Polyme và Bitum. Mặt trước của vật liệu được phủ lớp HDPE, mặt sau thì được bao bọc bởi lớp silicon. Chính vì vậy, màng ngăn nước tốt và có khả năng hạn chế sự ăn mòn.

Bên cạnh khả năng chống nước vượt trội, vật liệu này còn có các tính năng ưu việt sau:

  • Có độ co giãn tốt và chỉ số độ đàn hồi cao.
  • Khả năng bám dính cao, liên kết tốt với bề mặt lắp đặt.
  • Độ bền lâu dài, có thể lên đến vài chục năm.
  • Khả năng chịu nhiệt tốt, chống lại được tia UV.
  • Quá trình thi công dễ dàng, chi phí hợp lý.

Chính vì có nhiều ưu điểm nổi bật, vật liệu này được đánh giá cao và sử dụng trong nhiều hạng mục khác nhau. Một số ứng dụng chủ yếu của màng là làm vật liệu chống thấm trong các công trình thi công sàn nhà vệ sinh, sàn sân thượng, đường hầm, làm tấm trải chống thấm cho mái tôn, hồ nuôi tôm cá diện tích lớn,…

Màng chống thấm tự dính - Vật liệu chống thấm phổ biến hiện nay
Màng tự dính – Vật liệu chống thấm phổ biến hiện nay

Keo – Vật liệu chống sự xâm nhập của nước

Đây là loại keo nổi bật với khả năng bám dính tốt giúp liên kết chắc chắn bề mặt các tấm vật liệu. Cùng với đó là độ bền cao và tính chất đặc thù chống lại mọi sự xâm nhập của nước, loại keo này đảm bảo được khả năng chống thấm tốt.

Mặc dù không được phổ biến như sơn hay màng tự dính nhưng vật liệu này vẫn rất quan trọng và được nhiều người dùng lựa chọn. Các ứng dụng chủ yếu của keo chống thấm hiện nay là: trám những vết nứt trên bề mặt của sàn gỗ, bê tông, bu lông bị rỉ sét, chống dột mái tôn,… Bên cạnh đó keo còn được sử dụng để liên kết các mối nối giữa tường và trần nhà hoặc các khu vực tường ngoài trời.

Vật liệu keo chống thấm
Vật liệu keo chống thấm

Bê tông kỵ nước – Vật liệu chống thấm nước phổ biến

Bê tông kỵ nước còn được gọi là bê tông chống thấm, được sử dụng phổ biến từ giữa thế kỷ 20 cho đến nay. Đây là loại bê tông tươi đi kèm với một số chất phụ gia chống thấm. Điển hình là dung dịch lỏng Bitum, các thành phần gốc Polime-Silicat,…

Vật liệu này đã góp phần nâng cao tuổi thọ công trình, được sử dụng nhiều trong các hạng mục: sàn bê tông, vách tầng hầm, đáy bể cá,… Hiện nay, bê tông có nhiều loại (B6, B8, B10, B12, B30,…) mỗi loại sẽ có cấp độ chống thấm khác nhau. Tùy vào nhu cầu sử dụng bạn có thể cân nhắc để chọn loại bê tông phù hợp.

Bê tông chống thấm - Vật liệu chống thấm hiện đại
Bê tông – Vật liệu chống thấm hiện đại

Chai xịt chống thấm tiện lợi

Chai xịt chống thấm được đánh giá là một sản phẩm tiện lợi và dễ sử dụng. Bạn chỉ cần xịt trực tiếp vào bề mặt cần sử dụng là được. Sản phẩm này còn được nhiều người dùng ưa chuộng vì có nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Mang lại hiệu quả nhanh chóng và tính thẩm mỹ cao cho khu vực áp dụng.
  • Không bị xơ cứng, không để lại dị tật trên các bề mặt phẳng.
  • Sử dụng được trong nhiều môi trường khác nhau (khô nóng, ẩm ướt,…).
  • Tiết kiệm thời gian thi công, sửa chữa.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay lại xuất hiện nhiều dòng xịt chống thấm không có nguồn gốc rõ ràng. Chính vì vậy khả năng chống nước sẽ không được đảm bảo. Người dùng cần tìm hiểu và lựa chọn kỹ trước khi sử dụng chai xịt chống thấm. Mặt khác, sản phẩm này có giá thành cao hơn những dòng sơn chống thấm và không thích hợp sử dụng cho các khu vực có diện tích lớn.

Chai xịt chống thấm tiện lợi
Chai xịt chống thấm tiện lợi

Bột chống thấm

Ngoài các loại sơn, màng, keo thì bột chống thấm cũng là một trong các vật liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình hiện nay. Với thành phần chứa gốc kỵ nước, sản phẩm này đóng vai trò liên kết và lấp đầy những khoảng trống trên bề mặt công trình dù là nhỏ nhất.

Bên cạnh đó, bột chống thấm còn được sử dụng để gia cố mặt sàn và chống mài mòn hiệu quả. Chính vì vậy, vật liệu này rất thích hợp dùng trong các khu vực phải chịu sự ăn mòn cao như bãi xe, nhà kho,…

Bột chống thấm
Bột chống thấm

Lưới thủy tinh

Đây là loại vật liệu chống thấm dạng lưới được dệt từ các sợi thủy tinh. Chúng có đặc tính chống oxy hóa tốt, chịu lực, chống nước, chống nứt hiệu quả. Hiện nay, lưới thủy tinh thường được kết hợp thêm với các chất chống thấm dạng lỏng. Từ đó tạo nên một hệ thống màng có độ chịu lực cao giúp gia cố trong nhiều trường hợp như:

  • Thi công bể bơi
  • Thi công tường có vật liệu cách âm cách nhiệt
  • Sử dụng gia cố bề mặt tường (trong và ngoài)
  • Chống nứt cho tường thạch cao,…
Lưới thủy tinh - Vật liệu chống thấm phổ biến trong nhiều công trình xây dựng
Lưới thủy tinh – Vật liệu chống thấm phổ biến trong nhiều công trình xây dựng

Vữa xi măng chống thấm

Vật liệu này là một hỗn hợp gồm bột gốc xi măng và chất lỏng có khả năng chống thấm theo một tỷ lệ nhất định. Vữa xi măng chống thấm còn có nhiều tính năng vượt trội, ngăn ngừa tình trạng muối hóa, ăn mòn, nồm ẩm, bảo vệ tường,…

Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng khi sử dụng xi măng người dùng cần phải lưu ý các thông tin sau:

  • Trộn xi măng theo từng phần nhỏ, hạn chế tình trạng vón cục vì sẽ gây mất thẩm mỹ cho công trình.
  • Khi quét xi măng cần quét đều tay và lấp kín các lỗ hổng trên tường.
  • Đậy kín bề mặt tường tránh nước cũng như các hóa chất bắn vào cho đến khi xi măng khô lại.
Vữa xi măng chống thấm
Vữa xi măng – Vật liệu chống thấm dễ sử dụng

Vật liệu chống thấm đóng vai trò quan trọng trong mọi công trình xây dựng với nhiều tính năng ưu việt. Hy vọng các chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích. Nếu còn nhiều thắc mắc về các vật liệu không thấm nước, bạn có thể liên hệ tại đây.

Tài liệu tham khảo:
  • https://nipponpaint.com.vn/vi/tin-tuc/meo-son-nha/son-chong-tham-la-gi-va-cach-chon-mua
  • https://phuongnamcons.vn/mang-chong-tham/
  • https://en.wikipedia.org/wiki/Hydrophobic_concrete
  • https://glumic.com/keo-chong-tham/
  • https://chongthamthanhtin.com/chai-xit-chong-tham-co-tot-khong/
  • https://chongthamnguoc.net/bot-chong-tham.html
  • https://xaydungnhanthuy.com/tin-tuc/xi-mang-chong-tham-532.html
Đánh giá bài viết
Bài viết này có giúp ích cho bạn không?
Không
0903.093.221
0932.067.388