Hướng dẫn thi công sàn nhựa chịu lực trên khung xương làm gác lửng
Thi công sàn nhựa chịu lực ở vị trí cao như gác lửng (gác xép) cần thực hiện đúng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất. Điều này giúp đảm bảo an toàn khi sử dụng và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Có tổng cộng 4 bước để thi công sàn chịu lực, mỗi bước sẽ có những lưu ý/khuyến cáo thi công quan trọng mà ta không thể bỏ qua.
Bước 1: Lắp đặt hệ khung xương với khoảng cách giữa các thanh ≤400mm
Thi công sàn chịu lực để làm gác lửng (gác xép), ta phải lắp đặt hệ khung xương trước. Vật liệu để làm xương là thanh sắt hộp, thép mạ kẽm hoặc thanh inox có độ dày 1.4mm trở lên, mang kích thước như sau: 40x80mm, 50x100mm, 60x120mm.
Lưu ý lắp đặt khung xương:
- Khoảng cách giữa các thanh xương càng nhỏ thì độ chịu tải càng cao.
- Kosmos khuyến cáo khoảng cách tối đa giữa các thanh xương là 400mm (40cm). Khi hàn khung xương sắt mạ kẽm, ta phải sơn chống gỉ vào các mối hàn để đảm bảo độ bền.
- Mài phẳng các mối hàn để đảm bảo hệ khung xương bằng phẳng.
Bước 2: Bôi keo silicone vào khung xương rồi ốp thanh sàn lên trên
Bôi keo silicone trực tiếp lên khung xương để lắp đặt thanh sàn nhựa chịu lực. Bôi đến đâu thì ốp đến đó, tránh tình trạng khô keo, làm giảm khả năng bám dính của thanh sàn.
Bước 3: Bắn vít đầu bằng và bắn keo silicone vào hèm âm
Ta cố định hèm âm của thanh sàn chịu lực lên khung xương bằng vít đầu bằng (cần sử dụng vít có chiều dài 25mm trở lên, có đầu bằng để các thanh khi được lắp với nhau không bị vênh). Sau đó, bắn thêm keo silicone vào hèm âm theo chiều dọc tấm để hạn chế nước thấm xuống khe hèm và giảm ồn khi di chuyển.
Bước 4: Gắn hèm dương tấm tiếp theo vào hèm âm
Ta ghép hèm dương vào hèm âm để che vết bắn vít, tạo thành một mặt sàn lớn, liền mạch, hoàn chỉnh.
Điểm nối dài 2 đầu thanh sàn phải đặt trên khung xương.
- Trường hợp thanh xương to, ta để 2 đầu vào tâm của cùng một thanh.
- Trường hợp thanh xương nhỏ, ta phải lắp đặt hệ khung xương kép.
Trong trường hợp sàn có ghép nối, khi lắp hàng thứ 2, ta phải lắp so le sao cho giữa 2 hàng có độ chênh lệch để tăng khả năng chịu lực. Ta cứ lặp lại thao tác trên cho đến khi xong mặt sàn hoàn chỉnh.
Câu hỏi thường gặp khi thi công sàn nhựa chịu lực
Gác lửng làm bằng sàn chịu lực chịu được tải trọng bao nhiêu?
Gác lửng làm bằng sàn chịu lực chịu được tải trọng 500kg/m² với khoảng cách đà dưới 400mm (40cm). Khoảng cách đà càng nhỏ, độ chịu tải càng cao.
Lưu ý sử dụng:
Để đảm bảo an toàn, nên đảm bảo sàn chịu mức tải trọng <500kg/m². Ở những khu vực yêu cầu tải trọng >500kg/m² thì cần gia cố thêm hệ khung xương để tăng độ chịu lực cho sàn.
Vì sao kích thước sàn nhựa chịu lực rộng 333mm?
Với chiều rộng 333mm thì chỉ cần 3 tấm thanh sàn là được 1m chiều ngang, từ đó dễ dàng tính toán vật liệu, hạn chế hao hụt vật liệu, giúp tiết kiệm chi phí.
Thi công thanh sàn nhựa chịu lực làm trần, la phông được không?
Sản phẩm này không làm được trần, la phông vì có trọng lượng nặng. Thanh sàn chịu lực yêu cầu hệ khung xương đúng tiêu chuẩn và đòi hỏi kỹ thuật thi công cao.
Vì sao điểm nối dài 2 đầu thanh sàn chịu lực phải nằm trên khung xương
Điểm nối dài 2 đầu thanh sàn chịu lực phải nằm trên khung xương để đảm bảo khả năng chịu lực cho vị trí nối.
Thực hiện đúng các bước theo hướng dẫn thi công sàn nhựa chịu lực trên sẽ giúp ta có một công trình gác lửng cứng cáp, an toàn và tuổi thọ 15 – 20 năm. Nếu Quý Khách còn thắc mắc thêm về các bước thi công hoặc cần tư vấn về sản phẩm có thể liên hệ cho chúng tôi qua số: 0932.067.388.