Fraud Blocker

Bản tin sàn gỗ

A-Z gỗ HDF: Cấu tạo, phân loại, ưu nhược điểm, ứng dụng, báo giá

Gỗ HDF (High Density Fiberboard) là loại ván ép gỗ công nghiệp có mật độ cao từ 800 – 1040 kg/m³, được sản xuất bằng cách ép bột gỗ (80 – 85%) cùng các chất phụ gia (15 – 20%) dưới nhiệt độ và áp suất cao.

Ván HDF được phân thành 3 loại chính dựa trên màu lõi: HDF lõi trắng (giữ nguyên màu tự nhiên), HDF lõi xanh (chống ẩm tốt, mật độ 900 kg/m³) và HDF lõi đen (chịu nước cao nhất với mật độ trên 1000 kg/m³). Ưu điểm nổi bật của gỗ HDF là độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt với độ trương nở chỉ 6 – 7% sau 24h ngâm nước, tuổi thọ 15 – 20 năm và đạt chuẩn E1 về độ an toàn (0.124 mg/m³ Formaldehyde).

Ván ép gỗ công nghiệp HDF
Ván ép gỗ công nghiệp HDF

Theo báo cáo của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam năm 2024, ván gỗ HDF chiếm 25% thị phần gỗ công nghiệp trong sản xuất đồ nội thất tại Việt Nam. Giá thành dao động từ 150.000 – 1.400.000 VNĐ/tấm tùy loại và kích thước. Ván HDF được ứng dụng chủ yếu trong sản xuất sàn gỗ, đồ nội thất và cửa gỗ công nghiệp cao cấp.

“Các tấm gỗ HDF có mật độ trên 1000 kg/m³ thể hiện khả năng chống nước và độ ổn định cấu trúc vượt trội, khiến chúng trở thành lựa chọn lý tưởng cho các ứng dụng công nghiệp cao cấp và môi trường có độ ẩm cao.”

Gỗ HDF là gì?

Gỗ HDF (ván gỗ ép HDF, ván sợi mật độ cao, cốt gỗ HDF, ván gỗ công nghiệp HDF, ván HDF) là ván ép gỗ công nghiệp có tỷ trọng mật độ gỗ lớn, ép dưới nhiệt độ và áp suất cao, có tên tiếng anh là High Density Fiberboard.

Gỗ sau khi thu hoạch sẽ được mang đi luộc và sấy khô để loại bỏ nhựa và nước. Sau đó gỗ được nghiền thành bột, ép cùng các phụ gia chuyên dụng để nâng cao về độ bền, độ cứng của vật liệu.

Ván gỗ công nghiệp HDF
Ván gỗ công nghiệp HDF

Theo báo cáo từ các đơn vị uy tín trong lĩnh vực xây dựng và thiết kế nội thất, Kosmos tổng hợp được các thông tin mật độ trung bình của gỗ HDF dao động từ 800 – 1040 kg/m³, cao gấp 1.3 – 1.5 lần so với gỗ MDF (680 – 840 kg/m³).

Cấu trúc đặc chắc và mật độ cao giúp ván gỗ công nghiệp HDF có độ cứng vượt trội, khả năng chịu lực và chống ẩm tốt, trở thành lựa chọn hàng đầu cho các ứng dụng nội thất, làm sàn gỗ, cửa gỗ,…

Cấu tạo của cốt gỗ HDF gồm những gì?

Ván gỗ ép HDF được cấu tạo từ hai thành phần chính là bột gỗ và các chất phụ gia.

  • 80 – 85% bột gỗ: Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất gỗ HDF là các phế phẩm gỗ như vụn bào, mùn cưa, cành cây, ngọn cây và gỗ ngắn ngày. Bột gỗ này được nghiền mịn và sấy khô trong điều kiện nhiệt độ 1000℃ – 2000℃ để xử lý hết nhựa và nước.
  • 15 – 20% chất kết dính, phụ gia: Bao gồm keo kết dính (thường là keo Urea-Formaldehyde hoặc keo Melamine-Formaldehyde) và các chất phụ gia khác như chất chống ẩm, chất chống cháy, chất chống mối mọt,… Phụ gia sẽ giúp tăng cường độ cứng, độ bền và khả năng kháng ẩm cho ván HDF.
Cấu tạo của ván gỗ công nghiệp HDF
Cấu tạo của ván gỗ công nghiệp HDF

Ván HDF thường có kích thước 2000mm x 2400mm với độ dày phổ biến từ 8mm – 24mm hoặc các kích thước khác theo nhu cầu của người sử dụng.

Gỗ HDF có mấy loại?

Dựa trên những thông tin được công bố bởi các đơn vị uy tín, Kosmos nhận thấy tùy thuộc vào nguyên liệu gỗ, phụ gia và quy trình sản xuất, gỗ HDF sẽ có màu lõi khác nhau. Từ đó được phân chia thành 3 loại chính: HDF lõi trắng, HDF lõi xanh và HDF lõi đen.

HDF lõi trắng

Gỗ HDF lõi trắng là loại ván ép được giữ nguyên màu sắc tự nhiên của gỗ, không trải qua bất kỳ quá trình tẩy trắng hay nhuộm màu nào. Nhờ vậy, HDF lõi trắng rất an toàn cho sức khỏe người dùng, không chứa các hóa chất độc hại, đồng thời thân thiện với môi trường.

HDF lõi xanh

Gỗ HDF lõi xanh là một số dòng sản phẩm cao cấp, có khả năng chống ẩm, chịu nước vượt trội nhờ mật độ ép cực cao, lên tới 900kg/m³. Điểm đặc trưng của HDF lõi xanh là màu xanh nhạt ở phần lõi, được lấy từ màu công nghiệp organic tự nhiên an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, màu xanh này có thể bị phai theo thời gian.

Hiện nay, không ít người dùng mua phải những sản phẩm HDF lõi xanh giả, không đạt chuẩn chất lượng. Cần lưu ý rằng màu xanh của lõi gỗ không phải là yếu tố quyết định khả năng chống ẩm của ván HDF mà chính là mật độ ép.

HDF lõi đen

Gỗ HDF lõi đen là dòng sản phẩm chịu nước, chịu ẩm đỉnh cao nhờ được ép ở áp lực trên 1000kg/m³, cao nhất trong 3 loại HDF. Đúng như tên gọi, đặc điểm nhận dạng của HDF lõi đen là màu đen ở phần lõi ván. Với khả năng kháng nước tuyệt vời giúp HDF cốt đen trở thành lựa chọn lý tưởng cho các không gian có độ ẩm cao.

3 loại cốt gỗ HDF phổ biến
3 loại cốt gỗ HDF phổ biến

Ưu nhược điểm của cốt gỗ HDF

Ván HDF ngày càng phổ biến trong đời sống với nhiều ưu điểm nổi bật và có vài hạn chế mà người dùng cần quan tâm sau đây.

Ưu điểm của ván HDF

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong ngành, Kosmos đã tổng hợp và phân tích thông tin từ các nguồn đáng tin cậy để khẳng định ưu điểm của gỗ HDF là có độ cứng cao, chịu lực tốt, kháng mối mọt, có khả năng bám vít tốt, thẩm mỹ cao và an toàn cho sức khỏe con người.

Độ cứng cao, chịu lực, chịu nước, chống mối mọt tốt

Nhờ được sản xuất từ dăm gỗ ép dưới áp suất và nhiệt độ cao, ván HDF có cấu trúc cực kỳ chắc chắn, mật độ cao, khả năng chịu lực tốt. Đặc tính này giúp ván gỗ công nghiệp HDF ít bị cong vênh, co ngót, biến dạng trước các tác động bên ngoài.

Đồng thời, sản phẩm còn có khả năng chịu nước vượt trội, chống thấm tốt, phù hợp sử dụng cho nhiều khu vực, kể cả những nơi có độ ẩm cao. Kết quả từ các thí nghiệm ngâm nước trong 24 giờ cho thấy độ trương nở ván HDF chỉ ở mức 6% – 7%, nằm trong giới hạn cho phép và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Cốt gỗ HDF mịn, có độ bền cao
Cốt gỗ HDF mịn, có độ bền cao

Cốt gỗ HDF có khả năng bắt giữ ốc vít tốt

Cấu trúc đặc chắc của ván gỗ ép HDF giúp tạo độ bám tuyệt vời cho ốc vít, đảm bảo độ chắc chắn và an toàn cho đồ dùng. Nhờ vậy, người dùng có thể dễ dàng thi công, lắp đặt các chi tiết nội thất mà không lo bị lỏng lẻo, bung tuột trong quá trình sử dụng. Tuổi thọ trung bình của ván gỗ HDF thường dao động từ 15 – 20 năm khi được sử dụng và bảo quản đúng cách.

An toàn cho sức khỏe con người

Ván HDF được sản xuất từ nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên, trải qua quy trình xử lý nghiêm ngặt, loại bỏ các chất độc hại, đạt chuẩn E1 (0.124 mg/m³) theo thông tư 04/2023/TT-BXD do Bộ Xây dựng ban hành quy định về hàm lượng khí thải Formaldehyde

Đồng thời, nhờ công nghệ sản xuất hiện đại ván gỗ ép HDF gần như không có mùi khó chịu, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.

Gỗ HDF có tính thẩm mỹ cao

Bề mặt gỗ HDF phẳng mịn, không có mắt gỗ, sớ gỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trang trí bằng các lớp phủ tiên tiến trên bề mặt như Laminate, Oxit nhôm, UV, Melamine, Veneer,… tạo ra màu sắc và vân gỗ phong phú, đa dạng, mô phỏng vân gỗ tự nhiên một cách tinh tế và sống động.

4 ưu điểm của ván gỗ HDF
4 ưu điểm của ván gỗ HDF

Nhược điểm ván HDF

2 điểm hạn chế của ván HDF là giá thành cao và khó gia công.

Giá thành cao

Do quá trình sản xuất phức tạp và sử dụng các nguyên liệu đặc biệt, ván gỗ ép HDF thường có giá thành cao hơn so với một số loại gỗ công nghiệp khác. Tuy nhiên, so với gỗ tự nhiên, ván gỗ công nghiệp HDF vẫn có giá thành rẻ hơn và phù hợp với nhiều đối tượng Khách hàng.

Khó gia công

Gỗ HDF khó gia công hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác do độ cứng cao. Vì vậy, việc cắt, uốn, tạo hình gỗ HDF đòi hỏi kỹ thuật cao và máy móc chuyên dụng.

Gia công gỗ HDF cần có máy móc hiện đại, kỹ thuật cao
Gia công gỗ HDF cần có máy móc hiện đại, kỹ thuật cao

Gỗ HDF dùng để làm gì?

Theo các khảo sát thị trường được thực hiện bởi những tổ chức uy tín trong lĩnh vực xây dựng và thiết kế nội thất, tổng kho Kosmos nhận thấy rằng ván HDF được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất đồ nội thất và trang trí.

Gỗ HDF được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực nội thất
Gỗ HDF được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực nội thất

Sản xuất sàn gỗ

Cốt HDF là nguyên liệu chính để sản xuất sàn gỗ công nghiệp hiện nay. Thông thường, gỗ HDF sau khi xử lý bề mặt sẽ được ép bổ sung lớp đế. Rồi được đưa sang dây chuyền cắt theo các kích thước có sẵn. Sau đó tiếp tục được ép thêm lớp tạo vân gỗ và cuối cùng là thêm lớp phủ bề mặt từ đó tạo thành sàn gỗ công nghiệp.

Sàn gỗ công nghiệp cốt HDF có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, chống trầy xước, chống ẩm, phù hợp lắp đặt ở mọi không gian nhà ở từ phòng khách, phòng ngủ đến phòng bếp và nhiều không gian thương mại khác như nhà hàng, khách sạn,…

Sàn gỗ công nghiệp cốt HDF lõi xanh Kosmos mã K86
Sàn gỗ công nghiệp cốt HDF lõi xanh Kosmos mã K86

Làm đồ nội thất

Ván HDF còn được sử dụng làm đồ nội thất như: tủ bếp, tủ quần áo, tủ giày, kệ tivi, bàn học, bàn làm việc, giường ngủ,… Ưu điểm của đồ nội thất làm từ gỗ HDF là có độ bền cao, chịu lực tốt, ít bị cong vênh, mối mọt và phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm.

Ván gỗ HDF được ứng dụng làm tủ, giường đồ nội thất
Ván gỗ HDF được ứng dụng làm tủ, giường đồ nội thất

Làm cửa gỗ công nghiệp HDF

Ván HDF chính là vật liệu lý tưởng để sản xuất cửa gỗ công nghiệp cao cấp như cửa phòng ngủ, cửa thông phòng với độ bền và khả năng chịu lực cao, không bị cong vênh, co ngót theo thời gian. Bên cạnh đó, việc dùng gỗ HDF làm cửa cũng góp phần giúp giảm tải trọng công trình, tránh tình trạng xệ cánh trong quá trình sử dụng và giúp giảm ồn hiệu quả, mang lại không gian sống thoải mái cho người dùng.

Phòng trà được trang trí bằng ván gỗ ép HDF dạng cửa
Phòng trà được trang trí bằng ván gỗ ép HDF dạng cửa

Giá gỗ HDF là bao nhiêu?

Dưới đây là bảng giá cốt gỗ HDF được Kosmos tổng hợp vào tháng 2/2025:

Loại gỗ HDFKích thướcGiá vật tư tham khảo (VNĐ/tấm)
HDF lõi trắng1220 x 2440mm

1830×2440mm

Khoảng 150.000 – 1.4000.000 VNĐ/tấm
HDF lõi xanh
HDF lõi đen
Gỗ HDF thường2000 x 2400mmKhoảng 250.000 VNĐ/tấm
Gỗ HDF chống ẩm2000 x 2400mmKhoảng 540.000 – 1.375.000 VNĐ/tấm

Lưu ý: Giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy theo thời điểm và địa điểm mua hàng.

Một số câu hỏi thường gặp về cốt gỗ HDF

So sánh gỗ HDF và MDF cái nào tốt hơn?

Gỗ HDF và gỗ MDF đều là hai loại gỗ công nghiệp được sản xuất từ bột gỗ và các chất phụ gia, tuy nhiên chúng có những điểm khác biệt như sau:

Tiêu chíGỗ HDFGỗ MDF
Cấu tạo80%-85% bột gỗ mịn75% bột gỗ
Mật độ ép800 – 1040 kg/m³680 – 840 kg/m³
Độ cứng⭐⭐⭐⭐⭐⭐⭐⭐⭐
Khả năng chịu nước⭐⭐⭐⭐⭐⭐⭐⭐⭐
Khả năng chịu lực⭐⭐⭐⭐⭐⭐⭐⭐⭐
Khả năng chống cong vênh⭐⭐⭐⭐⭐⭐⭐⭐⭐
Độ bền⭐⭐⭐⭐⭐⭐⭐⭐⭐
Giá thànhCao hơn gỗ MDFThấp hơn gỗ HDF
Ứng dụng chínhSàn gỗ, cửa gỗ, đồ nội thất chịu lựcLàm đồ nội thất, tủ bếp, ốp tường, trang trí

Quy trình sản xuất cốt gỗ HDF gồm những công đoạn nào?

Dựa trên dữ liệu được Kosmos tập hợp từ các nguồn thông tin xác thực, quá trình sản xuất ván gỗ công nghiệp HDF bao gồm 4 bước sau:

  1. Sơ chế nguyên liệu: Dăm gỗ, cành cây, ngọn cây và các loại gỗ ngắn ngày được thu gom và sơ chế bằng cách băm nhỏ, sấy khô và nghiền thành bột mịn.
  2. Trộn keo và phụ gia: Bột gỗ được trộn với keo và phụ gia theo tỷ lệ nhất định.
  3. Ép dưới áp suất cao: Hỗn hợp bột gỗ, keo và phụ gia được ép dưới áp suất và nhiệt độ cao để tạo thành tấm gỗ HDF (dày từ 3 – 25mm).
  4. Gia công bề mặt: Tấm ván HDF sau khi ép sẽ được gia công bề mặt bằng cách chà nhám, trang bị lớp phủ,…
Quá trình sản xuất gỗ công nghiệp HDF
Quá trình sản xuất gỗ công nghiệp HDF

Đơn vị cung cấp sàn gỗ cốt HDF chất lượng?

Kosmos Việt Nam là một trong những đơn vị cung cấp sàn gỗ cốt HDF chất lượng với diện tích kho lên đến 10.000m². Nổi bật nhất là dòng sàn gỗ công nghiệp cốt xanh HDF có tích hợp thêm lớp đến cao su IXPE dày 1.5mm.

Kho Kosmos có sức chứa lên đến 10.000m²
Kho Kosmos có sức chứa lên đến 10.000m²
Bộ sưu tập sàn gỗ Kosmos cốt xanh HDF có đế cao su
Bộ sưu tập sàn gỗ Kosmos cốt xanh HDF có đế cao su

>>> Thi công sàn gỗ công nghiệp đế cao su | Sàn gỗ cốt xanh HDF.

Ngoài sàn gỗ Kosmos cốt HDF Kosmos Made in Việt Nam, Kosmos còn cung cấp nhiều dòng sàn gỗ công nghiệp HDF nhập khẩu từ Đức, Malaysia như Egger, Robina,… cho hơn 500 đại lý khắp cả nước. Điều này mang đến cho Khách hàng nhiều sự lựa chọn về chất lượng, mẫu mã vật liệu.

>>> Sàn gỗ công nghiệp Đức có đắt không | Báo giá sàn gỗ Egger cốt HDF.

Ván HDF phủ Melamine là gì?

Ván gỗ công nghiệp HDF phủ Melamine là loại gỗ có cấu tạo gồm cốt gỗ HDF, thêm lớp bề mặt là nhựa keo Melamine. Ưu điểm vượt trội khi phủ thêm lớp Melamine tăng độ bóng, tăng tính thẩm mỹ và chống thấm nước, giúp người dùng dễ vệ sinh, lau chùi nhanh chóng.

Ván sàn cốt HDF được phủ Melamine bảo vệ tốt
Ván sàn cốt HDF được phủ Melamine bảo vệ tốt

Cách chọn ván HDF chất lượng tốt?

Để chọn ván HDF chất lượng cao, hãy ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tốt nhất là hàng nhập khẩu vì quy trình sản xuất hiện đại và kiểm định nghiêm ngặt. Kiểm tra kỹ các chứng nhận chất lượng, đặc biệt là các thông số về độ nén ép, chịu lực và giãn nở.

Về an toàn sức khỏe, hãy chọn loại đạt tiêu chuẩn E1 để tránh ảnh hưởng bởi Formaldehyde. Ngoài ra, nên chọn ván được sản xuất từ rừng trồng hoặc tái sinh để bảo vệ môi trường.

Gỗ HDF là một trong những vật liệu gỗ công nghiệp được ưa chuộng nhất hiện nay nhờ những ưu điểm nổi bật về độ cứng, khả năng chịu ẩm, chịu lực và tính thẩm mỹ cao. Với 3 loại ván gỗ ép HDF lõi trắng, lõi xanh và lõi đen, người dùng có thể lựa chọn loại phù hợp với nhu cầu sử dụng và điều kiện không gian của mình.

Tài liệu tham khảo:
  1. https://homemas.com/blogs/chuyen-de/go-hdf-la-gi
  2. https://www.floordi.com/go-hdf-la-gi-dac-diem-va-cach-phan-biet-go-hdf/
  3. https://mavina.vn/van-cong-nghiep-hdf.html
  4. https://gothuanphat.vn/gioi-thieu-san-pham/go-hdf-la-gi-dac-diem-va-cach-phan-biet-go-hdf/

4.9/5 - (72 bình chọn)
Bài viết này có giúp ích cho bạn không?
Không
0903.093.221
0932.067.388