Fraud Blocker

Wiki - Xu hướng nội ngoại thất

Veneer là gì? Tìm hiểu đặc tính và ứng dụng của gỗ veneer

Gỗ veneer có khả năng mang lại vẻ đẹp của gỗ tự nhiên trong nhiều ứng dụng khác nhau và nó thường được sử dụng trong các dự án thiết kế nội thất và trang trí nghệ thuật. Vậy veneer là gì? Chúng có cấu tạo và ứng dụng như thế nào? Cùng Kosmos tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Veneer là gì?

Veneer (còn được gọi là ván lạng) là những tấm ván có độ dày siêu mỏng, khoảng 0.3mm đến 0.6mm và không vượt quá 3mm (1/8 inch), chúng được lạng ra từ những cây gỗ tự nhiên. Veneer thường được ứng dụng nhiều trong nội thất như bàn ghế, tủ bếp, kệ trang trí,…

Veneer là tấm ván có độ dày siêu mỏng
Veneer là tấm ván có độ dày siêu mỏng

Quy trình hình thành của gỗ veneer

Để hình thành nên gỗ veneer hoàn chỉnh, thông thường quy trình sản xuất sẽ gồm 7 bước sau:

  • Bước 1: Lựa chọn gỗ thịt phù hợp như gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ tràm,… Chúng phải có chất lượng tốt và không bị hỏng hoặc nhiễm bệnh. Sau đó xử lý cơ bản như tách vỏ, ngâm bỏ nhựa, phơi khô.
  • Bước 2: Lạng khối gỗ thành các lát mỏng với độ dày khoảng 0.6mm đến 3mm.
Các lát gỗ mỏng được lạng từ gỗ nguyên khối
Các lát gỗ mỏng được lạng từ gỗ nguyên khối
  • Bước 3: Các lát gỗ mỏng được đặt trong máy sấy để loại bỏ độ ẩm còn lại. Tuyệt đối không phơi dưới ánh nắng tự nhiên vì nhiệt độ cao sẽ làm lát gỗ bị cong vênh, dễ gãy.
  • Bước 4: Phủ lớp keo lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp như MDF, Finger,… Sau đó dán veneer lên bề mặt vừa phủ keo. Loại keo được sử dụng phổ biến trong quy trình này là UF. Với thành phần chính là NH4CL, chúng sẽ nhanh chóng trở thành một hợp chất rắn và cứng sau khi được ủ và nhiệt kết dính.
  • Bước 5: Ép veneer và tấm cốt gỗ. Thông thường, người ta sẽ ép 2 lớp này lại với nhau bằng máy ép nóng hoặc máy ép nguội. Quy trình này được thực hiện tự động bằng máy.
Quá trình ép ván lạng và tấm cốt gỗ lại với nhau
Quá trình ép ván lạng và tấm cốt gỗ lại với nhau
  • Bước 6: Sau khi đã cố định được phần veneer trên cốt gỗ, người ta sẽ tiến hành chà nhám, đánh bóng để cho ra sản phẩm phẳng và mịn.
  • Bước 7: Đóng gói và chuẩn bị cho việc vận chuyển và phân phối.

Các loại gỗ veneer phổ biến hiện nay

Dưới đây là các loại gỗ veneer phổ biến trên thị trường hiện nay:

Gỗ veneer xoan đào

Gỗ veneer xoan đào thường có khả năng chống mục và mối mọt tốt, tạo ra một sản phẩm lâu bền. Ngoài ra xoan đào thuộc loại gỗ cứng, nên có khả năng chống chịu tốt và ít bị trầy xước. Điều này giúp chúng phù hợp cho nhiều ứng dụng nội thất.

Gỗ veneer xoan đào có màu sắc và vân gỗ bắt mắt
Gỗ veneer xoan đào có màu sắc và vân gỗ bắt mắt

Gỗ veneer óc chó

Đây là loại gỗ chịu máy, có khả năng bám đinh khá tốt, giữ được sơn màu và đánh bóng dễ dàng. Tuy nhiên loại gỗ veneer óc chó khô hơi chậm.

Gỗ veneer được làm từ gỗ óc chó tự nhiên
Gỗ veneer được làm từ gỗ óc chó tự nhiên

Gỗ veneer tần bì

Với vẻ đẹp tự nhiên và bề mặt mịn màng, gỗ veneer tần bì thường được ưa chuộng trong các sản phẩm nội thất. Gỗ tần bì ít bị biến dạng do thay đổi độ ẩm và nhiệt độ, giúp nó duy trì tính thẩm mỹ của các sản phẩm.

Tấm ván lạng được làm từ gỗ tần bì
Tấm ván lạng được làm từ gỗ tần bì

Gỗ veneer sồi

Có hai loại phổ biến là sồi trắng và sồi đỏ. Gỗ veneer sồi dễ dàng cắt và định hình, giúp tạo ra các thiết kế nội thất tinh tế. Ngoài ra, loại gỗ này còn chứa một số hợp chất có khả năng chống thấm nước, giúp chống mục và mối mọt tốt hơn so với một số loại gỗ khác.

Gỗ veneer sồi
Gỗ veneer sồi

Ưu điểm của gỗ veneer

Tính thẩm mỹ cao: Gỗ veneer cung cấp sự đa dạng lựa chọn về kiểu dáng và màu sắc. Ván lạng có thể được cắt từ gỗ tự nhiên ở nhiều màu sắc và vân gỗ khác nhau giúp tạo nên nhiều phong cách và thẩm mỹ cho các ván nội thất và vật liệu xây dựng.

Gỗ veneer có nhiều ưu điểm vượt trội
Gỗ veneer có nhiều ưu điểm vượt trội

Giá thành rẻ: Với chi phí thấp hơn so với những sản phẩm từ gỗ tự nhiên khác như gỗ liên hợp hoặc gỗ nguyên khối. Điều này giúp gỗ veneer giảm chi phí sản xuất và giá trị sản phẩm cuối cùng.

Nhược điểm của gỗ veneer

Độ bền kém hơn gỗ tự nhiên: Do gỗ veneer chỉ là một lớp mỏng phủ lên một vật liệu khác, nên nó không có độ bền cao như gỗ tự nhiên. Veneer có thể bị gãy, vỡ hoặc phồng trong quá trình sử dụng.

Khả năng chống nước kém: Gỗ veneer là lớp mỏng và mịn được cắt từ gỗ tự nhiên. Nếu bị ẩm, nó có thể phồng rộp, biến dạng và mất đi vẻ đẹp ban đầu. Đây là một trong những hạn chế lớn của veneer, đặc biệt là khi sử dụng trong các khu vực có độ ẩm cao như phòng tắm hoặc bếp.

Gỗ Veneer dễ bị phồng rộp khi bị ẩm
Gỗ Veneer dễ bị phồng rộp khi bị ẩm

Tính ứng dụng của gỗ veneer

Gỗ veneer được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống. Cùng khám phá những ứng dụng của vật liệu này ngay bên dưới nhé.

Làm bề mặt đồ dùng nội thất

Gỗ veneer thường được sử dụng để làm bề mặt cho các sản phẩm nội thất như tủ, bàn, ghế, và giường. Sử dụng loại gỗ này giúp các đồ dùng nội thất có tính thẩm mỹ cao nhờ bề mặt mang màu sắc tự nhiên của gỗ

Hộp đựng trang sức được làm từ gỗ veneer có tính thẩm mỹ cao
Hộp đựng trang sức được làm từ gỗ veneer có tính thẩm mỹ cao

Ứng dụng làm sàn

Gỗ veneer có thể được sử dụng để làm sàn, tạo ra một bề mặt đẹp và tự nhiên cho nội thất. Sàn gỗ veneer thường có một lớp để bảo vệ ván lạng mỏng. Chúng có ngoại hình tương tự như gỗ tự nhiên nhưng giá cả hợp lý hơn.

Gỗ veneer được sử dụng làm sàn giúp tiết kiệm chi phí
Gỗ veneer được sử dụng làm sàn giúp tiết kiệm chi phí

Ứng dụng ngoài trời

Một số loại gỗ veneer có khả năng chống thời tiết và được dùng cho công trình ngoài trời như làm ván sàn cho ban công hoặc tạo nên các khu vực ngoài trời trang trí.

Ván lạng được dùng để ốp tường
Ván lạng được dùng để ốp tường

Vậy là Kosmos đã cung cấp những thông tin quan trọng về veneer. Bạn thấy bài viết này có hữu ích không. Để lại bình luận bên dưới nhé.

Nguồn tham khảo:
  1. https://veneerbmt.com/index.php?/arti-veneer-la-gi-uu-diem-va-tinh-ung-dung-noi-that
  2. https://online.vinhomes.vn/go-veneer
  3. https://dongsuh.vn/blogs/tin-tuc-noi-that/veneer-la-gi

4.7/5 - (4 bình chọn)
Bài viết này có giúp ích cho bạn không?
Không
0903.093.221
0932.067.388