Fraud Blocker

Bản tin sàn gỗ

So sánh các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến

Các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay là HDF – MDF – MFC – PB – OSB – CDF. Gỗ công nghiệp là sản phẩm được hình thành thông qua quá trình xử lý gỗ tự nhiên. Cách xử lý gỗ khác nhau cho ra đời nhiều lại cốt gỗ có tính chất và công năng không đồng nhất.

Các loại cốt gỗ sàn gỗ phổ biến
Các loại cốt gỗ sàn gỗ phổ biến

Cách sơ chế gỗ tự nhiên làm cốt gỗ công nghiệp

Các loại cốt gỗ công nghiệp đều được hình thành thông qua các bước sơ chế gỗ tự nhiên như sau:

  • Bước 1: Thu thập gỗ từ những cánh rừng được cấp phép
  • Bước 2: Loại bỏ vỏ cây bằng máy bào.
  • Bước 3: Băm nhuyễn gỗ thành dạng hạt (dăm gỗ) bằng máy băm
  • Bước 4: Sàng lọc gỗ (Hạt gỗ dưới 2mm bị loại bỏ và hạt gỗ lớn hơn 50mm sẽ được nghiền lại.)
  • Bước 5: Loại bỏ chất bẩn như đất, cát khỏi gỗ bằng cách rửa nước.

Các loại cốt gỗ công nghiệp và cách chế tạo

Để có thể so sánh các loại cốt gỗ công nghiệp thì ta cần hiểu rõ về từng loại và cách chúng chế tạo. Nhiều loại gỗ công nghiệp còn được phân loại bằng màu sắc vì các tính năng hữu ích đến từ nguyên liệu thành phần đặc trưng.

Cốt gỗ công nghiệp HDF

Cốt gỗ HDF (High Density Fiberboard) là cốt gỗ công nghiệp có mật độ ván sợi cao. Cốt HDF có tiêu chuẩn chất lượng phù hợp để làm ván lót sàn. Ngoài ra, ván sàn HDF còn được ứng dụng để ốp tường, ốp trần và ốp mặt bậc cầu thang.

Cốt gỗ công nghiệp HDF
Cốt gỗ công nghiệp HDF

Quy trình tạo nên ván gỗ lót sàn HDF cơ bản bao gồm các bước như sau:

Các bước hình thành ván gỗ lót sàn HDF
Bước 1Sơ chế gỗ
Bước 2Ta loại bỏ nhựa cây và nước khỏi gỗ trong bằng cách sấy khô trong nhiệt độ cao (1000 – 2000 độ c)
Bước 3Nguyền gỗ thành dạng sợi (hoặc dạng bột)
Bước 4Pha trộn chất kết dính chuyên dùng và các chất phụ gia theo công thức của nhà sản xuất.
Bước 5Ép nén hỗn hợp trên dưới áp suất và nhiệt độ cao
Bước 6Định hình tấm ván gỗ với kích thước và độ dày tùy theo yêu cầu của nhà sản xuất. Tỷ trọng trung bình HDF là trên 800 kg/m3

Sàn gỗ công nghiệp thường có độ dày 8mm và 12mm. Độ dày ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng chịu lực của sàn. Ngoài ra, sàn gỗ HDF còn được tích hợp thêm nhiều tính năng như: kháng khuẩn, chống nước, chống mối, hãm cháy,…theo công thức chế tạo của từng thương hiệu.

HDF thường làm ván gỗ lót sàn
HDF thường làm ván gỗ lót sàn

Cốt gỗ HDF được chia thành 3 loại gồm HDF thông thường, Green HDF và  Black HDF (hay còn gọi là CDF). Mỗi loại được nhà sản xuất pha trộn màu khác nhau để phân biệt, cụ thể:

Cốt HDF thông thường:

Cốt gỗ được giữ nguyên màu gốc (màu vàng nâu của gỗ), không pha màu.

Green HDF (cốt xanh):

Cốt gỗ được pha trộn thêm Đồng Oxit hoặc chất keo có khả năng kháng nước. Cốt có khả năng chịu nước, kháng khuẩn và có vị đắng (hạn chế mối mọt cắn phá).

Black HDF (cốt đen – CDF):

Loại cốt gỗ công nghiệp này được ép nén dưới áp suất cực cao nên có độ chịu nước cực tốt. Bài viết sẽ phân tích kỹ hơn về loại cốt gỗ cao cấp này ngay bên dưới.

Cốt gỗ ván mịn MDF

Cốt gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) là cốt gỗ có mật độ ván sợi trung bình. Cốt MDF không có độ cứng cũng như độ chịu nước phù hợp để làm ván lót sàn. Thay vào đó, gỗ công nghiệp MDF thường được sử dụng để gia công các loại vật dụng nội thất như: bàn ghế, cửa, tủ,…

Quy trình sản xuất cốt gỗ công nghiệp MDF
Bước 1Sơ chế gỗ
Bước 2Loại bỏ nhựa cây và nước khỏi gỗ cũng như làm mềm gỗ bằng bằng nhiều hình thức trong điều kiện nhiệt độ cao như:

  • Làm nóng ở nhiệt độ 40 – 60 độ c.
  • Hấp từ 3 đến 7 phút trong nhiệt độ 175 – 195 °C
Bước 3Chế biến gỗ thành các sợi gỗ nhỏ và mịn bằng máy chuyên dụng.
Bước 4Pha trộn thêm keo chuyên dụng và các chất phụ gia vào sợi gỗ
Bước 5Trải và cán đều sợi gỗ, tránh tình trạng vón cục
Bước 6Ép các sợi gỗ thành ván gỗ. Ta ép sơ bộ trước rồi mới tiến hành ép nóng.
Bước 7Tạo hình ván gỗ bằng các thao tác như:

  • Làm mát ván sau quá trình ép nóng.
  • Tiến hành tỉa và chà nhám ván cho phẳng mịn
  • Cắt miếng ván gỗ theo yêu cầu của nhà sản xuất.
Cốt gỗ công nghiệp có nhiều kích thước đa dạng
Cốt gỗ công nghiệp có nhiều kích thước đa dạng

Ván gỗ MDF có độ dày thấp nhất là 3 ly và cao nhất có khi lên đến 25 ly tùy theo nhu cầu sử dụng. Tỷ trọng trung bình MDF là 600 – 800 kg/m3. Các chất phụ gia được pha trộn vào bột gỗ có sự tác động rất lớn đến ván. Các nhà sản xuất đã pha màu để phân biệt các loại gỗ MDF như sau:

Cốt MDF thông thường:

Ván có màu tự nhiên của bột gỗ (vàng nâu) và các sợi gỗ được liên kết bằng chất keo UF – urea formaldehyde.

Cốt gỗ công nghiệp thông thường
Cốt gỗ công nghiệp thông thường

Cốt MDF xanh (MDF chịu nước):

Ván có khả năng chịu nước nhờ vào chất keo kết dính chất lượng cao (keo MUF – Melamine Urea Formaldehyde, keo PF – Phenol Formaldehyde).

Cốt gỗ chịu nước MDF
Cốt gỗ chịu nước MDF

Cốt MDF hồng (MDF chống cháy):

Ván giúp giảm thiệt hại khi cháy nổ vì thời gian bắt lửa rất lâu, lửa cháy không lớn và tạo rất ít khói. Khả năng chống cháy của ván đến từ chất keo chống cháy hoặc pha trộn thêm các nguyên liệu như thạch cao, xi măng,…

Cốt gỗ MDF có khả năng chóng cháy
Cốt gỗ MDF có khả năng chóng cháy

Cốt gỗ công nghiệp ván dăm MFC

Ván dăm còn có tên gọi là Oka hay Particle Board (PB). Cách chế tạo cốt gỗ ván dăm vô cùng đơn giản. Ta không cần nghiền nhuyễn gỗ tự nhiên thành dạng sợi (hay bột) như các loại ván gỗ HDF, MDF. Thay vào đó, ta chỉ cần lấy dăm gỗ kết hợp với keo UF (Urea Formaldehyde) rồi đem đi ép nóng. Ta có thể cân nhắc sử dụng ván dăm làm kệ kê hàng (patlet).

Cốt gỗ ván dăm
Cốt gỗ ván dăm

Ván dăm là sản phẩm tận dụng gỗ thừa trong quá trình sơ chế gỗ thịt như cành cây, vụn gỗ. Vì sử dụng gỗ thừa cũng như chế tạo từ dăm gỗ nên ván có giá thành rẻ và chất lượng không quá cao. Để đem vào sử dụng, bề mặt cốt gỗ ván dăm thường phủ một lớp chất liệu như: veneer, melamine, acrylic,…

Gỗ công nghiệp MFC – cốt gỗ ván dăm phủ Melamine

Gỗ công nghiệp MFC (Melamine Face Chipboard) là cốt gỗ ván dăm phủ melamine. Ngoài ra, ván gỗ MFC còn được bảo vệ bằng cách dùng chỉ nhựa pvc dán cạnh. Sự Sự kết hợp giữa lớp phủ bề mặt melamine và viền nhựa pvc giúp MFC có khả năng ứng dụng tại các hạng mục như: trang trí tiệc, trang trí hội chợ,…

Cốt gỗ công nghiệp giá rẻ là ván dăm
Cốt gỗ công nghiệp giá rẻ là ván dăm

Ván gỗ OSB – Ván dăm định hướng

Ván dăm định hướng có tên tiếng anh là Oriented Strand Board (OSB). Ở Việt Nam, chúng ta còn biết đến loại ván gỗ công nghiệp này dưới những cái tên như: ván tóp mỡ (ván tép mỡ) hay ván dăm bào. Ván gỗ OSB có chất lượng vượt trội hơn ván dăm thường (PB) và được ứng dụng tại nhiều hạng mục như: ván lót sàn, vách ngăn tường, kệ trưng bày,…

Ván gỗ OSB là ván dăm Đinh Hương
Ván gỗ OSB là ván dăm Đinh Hương

Ván dăm định hướng có quy trình sản xuất không mấy khác biệt với ván dăm thường với các thành phần như:

  • Dăm gỗ của OSB là dăm lớn hoặc vỏ bào được xếp theo 1 hướng nhất định.
  • Keo chế tạo OSB là loại PF (Phenol Formaldehyde) hoặc MUF (Melamine Urea Formaldehyde).

Ngoài ra, Tỉ lệ  giữa các nguyên liệu của 2 loại ván dăm có sự chênh lệch như sau:

  • Thành phần OSB gồm: 90 – 95% dăm gỗ, 5% keo, 5% chất phụ gia (nếu có)
  • Thành phần PB gồm:  80% dăm gỗ, 10% keo, 9% nước, 1% chất phụ gia.
Ván gỗ dăm bào OSB có chất lượng cao
Ván gỗ dăm bào OSB có chất lượng cao

Cốt gỗ CDF (Black HDF)

Cốt gỗ công nghiệp CDF (Compact Density Fiber Board) được biết đến như một phiên bản cao cấp của cốt gỗ HDF (Black HDF). Cốt gỗ CDF có màu đen với trọng lượng nhẹ, độ dày ván mỏng nhưng độ cứng cực cao. Ngoài ra, ván CDF còn được ứng dụng phổ biến tại vị trí ẩm ướt do khả năng chịu nước ưu việt.

Cốt gỗ Black CDF
Cốt gỗ Black CDF

Màu đen là màu dễ phối nhất nên ván gỗ CDF phù hợp nhiều phong cách thiết kế nội thất. Màu đen còn giúp bảo toàn vẻ đẹp của ván khi cắt gọt định hình. Hơn nữa, ván CDF có bề mặt phẳng mịn nên không cần trang bị lớp phủ bề mặt. Ta chỉ cần lau qua một lớp dầu trên bề mặt là sử dụng được ván như một vật trang trí hiện đại.

Cốt gỗ cao cấp CDF
Cốt gỗ cao cấp CDF

Giá cốt gỗ CDF trên thị trường vô cùng đắt đỏ nên chưa được sử dụng một cách phổ biến. Ta thường bắt gặp CDF tại những căn hộ cao cấp tại các vị trí cần cắt gọt định hình cầu kì, chi tiết. Bên cạnh đó, ván CDF thường được ứng dụng làm vách các vị trí như: bàn pha cà phê, bồn rửa tay, bếp,…

Ứng dụng các loại cốt gỗ công nghiệp

Bảng tổng hợp các ứng dụng của cốt gỗ công nghiệp
Cốt gỗ công nghiệpHình thứcỨng dụng
PBVán dămLàm kệ kê hàng (Patlet)
MFCVán dăm phủ melamineLàm vật dụng ngắn hạn.
OSBVán dăm định hướng (ván dăm chất lượng cao)
  • Ván lót sàn chịu lực
  • Tấm ốp trang trí
  • Kệ đựng hàng
MDFVán sợi mật độ trung bìnhLàm vật dụng dài hạn.
HDFVán sợi mật độ cao
  • Ván lót sàn
  • Ốp tường
  • Ốp trần
  • Ốp mặt bậc cầu thang.
CDF (HDF cốt đen)Ván sợi có mật độ cao hơn ván HDF và có khả năng chịu nước ưu việt.
  • Ván lót sàn chịu nước
  • Tấm ốp trang trí khu vực có độ ẩm cao
  • Vách trang trí điêu khắc thủ công.

Thông tin về các loại cốt gỗ công nghiệp đã được bài viết cập nhật phía trên, Hi vọng bài viết cung cấp đủ thông tin cần thiết cho Quý Khách dễ dàng đưa ra lựa chọn. Đơn vị sàn gỗ công nghiệp uy tín hiện nay là Kosmos Việt Nam với nhiều sản phẩm chất lượng cho quý khách. Quý khách có thể liên hệ chúng tôi tại hotline: (+84) 903 093 221

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có giúp ích cho bạn không?
Không
0903.093.221
0932.067.388