Fraud Blocker

Wiki - Xu hướng nội ngoại thất

Review trần nhôm có tốt không? bảng giá, phân loại chi tiết

Trần nhôm là loại trần được cấu tạo từ những tấm hợp kim nhôm kết hợp với hệ khung xương, tấm trần và những thanh ty treo,… Hiện nay, trần bằng nhôm có nhiều loại, mỗi loại sẽ có kích thước, cấu tạo, quy cách lắp đặt khác nhau. Bảng giá, phân loại và cách thi công trần bằng nhôm sẽ được chia sẻ trong bài viết sau đây.

Trần nhôm là một trong các loại trần phổ biến hiện nay
Trần nhôm là một trong các loại trần phổ biến hiện nay (Nguồn: freepik.com)

Trần nhôm là gì?

Trần nhôm còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như tấm nhôm làm trần hay trần kim loại, la phông nhôm,… Hệ thống trần này bao gồm khung xương, những tấm trần và các thanh ty treo. Mỗi tấm trần thường có độ dày từ 0.5mm trở lên, sở hữu nhiều kiểu dáng độc đáo, nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình.

Hiện nay, tấm nhôm làm trần ngày càng được ưa chuộng thay thế cho những loại trần bê tông hay các mẫu trần truyền thống khác. Chúng được ứng dụng phổ biến trong nhiều công trình xây dựng, điển hình là trường học, trung tâm thể thao, sân bay, trung tâm thương mại, các tòa nhà văn phòng,…

Ứng dụng tấm nhôm làm trần độc đáo
Ứng dụng tấm nhôm làm trần độc đáo (Nguồn: freepik.com)

Ưu nhược điểm của trần bằng nhôm

Dưới đây là các thông tin chia sẻ về ưu nhược điểm của loại trần bằng nhôm.

Ưu điểm

Trong lĩnh vực xây dựng và thiết kế, trần nhôm luôn được đánh giá cao về chất lượng. Bên cạnh đó, bề mặt còn được sơn tĩnh điện đã mang lại cho người dùng những trải nghiệm tuyệt với nhiều ưu điểm sau:

  • Độ bền cao: Trần kim loại nhôm có độ bền cao lên đến 20 năm, giúp người dùng tiết kiệm chi phí sửa chữa hoặc thay mới.
  • Trọng lượng nhẹ, dễ thi công và giảm áp lực trên công trình: Nhôm là kim loại có trọng lượng nhẹ, chỉ khoảng bằng một phần ba trọng lượng của sắt hoặc đồng. Do vậy, đây là vật liệu dễ gia công, vận chuyển, thi công nhanh chóng và giảm áp lực lên móng nhà hiệu quả.
  • Cách nhiệt, cách âm tốt: Nhôm có khả năng chịu nhiệt tốt, giúp không gian sống trở nên thoáng mát hơn. Đồng thời, trần còn có khả năng chống ồn hiệu quả nhờ bề mặt có các lỗ tròn đường kính từ 1.8 mm – 2.3 mm giúp tiêu âm, người dùng sẽ không bị ảnh hưởng bởi các âm thanh xung quanh.
  • Tính thẩm mỹ cao: Loại trần ngày hiện có nhiều mẫu mã, đa dạng kiểu dáng với các thiết kế từ cổ điển cho đến hiện đại. Góp phần mang lại cho người dùng nhiều lựa chọn độc đáo và nâng cao vẻ đẹp cho mọi không gian.
Trần nhôm nâng cao tính thẩm mỹ cho mọi công trình
Trần nhôm nâng cao tính thẩm mỹ cho mọi công trình (Nguồn: Internet)
  • Không bị oxy hóa: Được trang bị lớp sơn tĩnh điện, trần nhôm sẽ không bị gỉ sét, đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình và an toàn cho người dùng.
  • Tính ứng dụng cao: Với độ bền lâu dài, không bị gỉ sét, chống thấm tốt,… ta có thể sử dụng loại trần này ở nhiều khu vực trong nhà và ngoài trời mà không sợ ảnh hưởng từ các điều kiện thời tiết.

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm nổi bật, trần kim loại có vài nhược điểm mà Khách Hàng cần lưu ý. Điển hình là vật liệu này có giá thành cao hơn so với nhựa hay thạch cao. Tùy vào mục đích sử dụng, ngân sách chi trả mà Quý Khách có thể cân nhắc.

Trần kim loại nhôm phù hợp với các không gian có diện tích lớn
Trần kim loại nhôm phù hợp với các không gian có diện tích lớn (Nguồn: freepik.com)

>>> Xem thêm: 7 loại vật liệu làm trần nhà bạn không thể bỏ qua.

5 loại trần nhôm phổ biến

Trần nhôm có nhiều loại gồm:

  • Trần nhôm thả (Clip-in, Lay-in).
  • Trần Caro (Cell).
  • Trần nhôm C-Shaped.
  • Trần B Multi-Shaped.
  • Trần nhôm U-shaped.

Trần nhôm thả

Trần nhôm thả là kiểu trần lắp tấm hợp kim nhôm (thường có kích thước 600x600mm) trên hệ khung xương treo. Kiểu trần này có tận hai loại là:

  • Trần nhôm Clip-in (không lộ khung).
  • Trần nhôm Lay-in (lộ khung).

Trần Caro (Cell)

Trần nhôm Caro (Cell) gây ấn tượng với những thanh nhôm đan xen nhau tạo nên họa tiết caro độc đáo. Đây là hệ trần thoáng, phù hợp với các công trình lớn hoặc được dùng để tạo điểm nhấn cho các không gian văn phòng, trung tâm thương mại,… và các nơi có diện tích lớn.

Trần nhôm Caro độc đáo
Trần nhôm Caro độc đáo (Nguồn: pinterest.com)

Cấu tạo của trần Caro gồm có:

  • Thanh viền tường: Được cấu tạo từ nhôm mạ kẽm, nâng cao độ bền những vị trí chữ V giữa tường, trần và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
  • Thanh caro giữa: Chất liệu là hợp kim nhôm cao cấp dùng làm trần.
  • Thanh caro trên: Liên kết với những thanh caro khác để tạo thành hệ trần.
  • Thanh caro dưới: Chất liệu là hợp kim nhôm cao cấp dùng làm trần.
  • Móc treo trần caro: Được làm từ tôn mạ kẽm, dùng để treo thanh Tyren M6 và thanh xương C38.
  • Thanh Tyren M6: Cấu tạo từ thép CT3-C45 (mạ kẽm) có công dụng liên kết những kết cấu cố định của hệ trần.
  • Nở cối M6: Có công dụng liên kết thanh treo vào trần bê tông.

Trần nhôm C-Shaped

Đây là hệ trần được cấu thành từ các thanh nhôm có 2 cạnh uốn cong tựa như hình chữ C. Các thành trần này có chất liệu chính là hợp kim nhôm không gỉ được ghép khít nhau trên khung xương. Trần nhôm C-Shaped là hệ trần kín không lộ xương nên bề mặt thường có các đường sọc nhỏ chính là điểm nối giữa những thanh trần. Loại trần này thích hợp với không gian có chiều dài lớn như các sảnh tòa nhà, hành lang,…

Trần nhôm C-Shaped có tính thẩm mỹ cao
Trần nhôm C-Shaped có tính thẩm mỹ cao (Nguồn: pinterest.com)

Cấu tạo trần C-Shaped gồm có:

  • Thanh viền tường: Được cấu tạo từ nhôm mạ kẽm, nâng cao độ bền những vị trí chữ V giữa tường, trần và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
  • Thanh xương trần C: Được ứng dụng làm hệ treo cho trần C-Shaped
  • Thanh trần C: Cấu tạo từ hợp kim nhôm siêu bền, dùng làm trần
  • Móc treo xương C38: Liên kết thanh treo với khung xương.
  • Móc treo xương trần: Được sử dụng để kết nối thanh chính của trần với thanh Tyren M6.
  • Thanh xương C38: Được dùng làm phẳng hệ khung có chiều dài là 3000mm.
  • Nối xương C38: Có công dụng để nối dài thanh xương C38.
  • Thanh Tyren M6: Được làm từ chất liệu thép CT3-C45 (mạ kẽm) để liên kết những kết cấu cố định của hệ trần.
  • Nở cối M6: Kết nối thanh treo vào trần bê tông.

Trần B Multi-Shaped

Đây là một hệ trần mở có các thanh dạng hộp nhiều màu sắc, được cấu tạo từ hợp kim nhôm không gỉ. Loại trần này mang lại cảm giác mới mẻ với những thanh nhôm liền mạch. Đó cũng là yếu tố giúp ta dễ phân biệt trần B Multi-Shaped với các loại la phông khác.

Điều đặc biệt khác ở loại trần này là độ rộng giữa các thanh nhôm khá lớn, có thể lên đến 20mm. Chính sự linh hoạt trong cấu tạo, hệ trần này đã mang đến cho người dùng không gian sống hiện đại với nhiều tính năng ưu việt.

Trần B Multi-Shaped với màu gỗ tự nhiên đẹp mắt
Trần B Multi-Shaped với màu gỗ tự nhiên đẹp mắt (Nguồn: pinterest.com)

Trần B Multi-Shaped được cấu tạo từ:

  • Thanh viền tường: Được cấu tạo từ nhôm mạ kẽm, nâng cao độ bền những vị trí chữ V giữa tường, trần và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
  • Thanh trần B: Cấu tạo từ hợp kim nhôm cao cấp có dạng hộp để làm trần.
  • Xương trần B có vai: Liên kết các thanh trần B cùng với móc treo xương trần, được làm từ tôn mạ kẽm.
  • Móc treo xương trần: Kết nối trần nhôm B với trần betong.
  • Thanh trang trí: Nâng cao tính thẩm mỹ cho hệ trần.
  • Móc treo xương C38: Được sử dụng để treo thanh xương C38 cùng với thanh Tyren M6.
  • Nối xương C38: Chất liệu làm bằng tôn mạ kẽm và dùng để nối giữa các thanh xương trần.
  • Thanh xương C38: Được dùng làm thanh treo cho hệ trần trong trường hợp khoảng cách thanh treo trần lớn hơn 2m.
  • Thanh Tyren M6: Được dùng để treo hệ thống khung xương và tấm trần, cấu tạo từ thép CT3-C45 (mạ kẽm).
  • Nở cối M6: Liên kết Tyren lên trần bê tông.

Trần nhôm U-shaped

Loại trần này được cấu tạo từ các thanh nhôm hình chữ U là nhôm cao cấp được phủ sơn gia nhiệt giúp tăng độ bền và không bị gỉ sét. Với thiết kế dạng thanh dài, hệ trần này mang lại cho không gian vẻ đẹp sang trọng, tinh tế. Vì được gắn vào hệ khung xương thép và các thanh Tyren nối khung xương với trần bê tông nên trần rất chắc và có độ ổn định cao.

Cấu tạo của trần nhôm U-shaped gồm có:

  • Thanh viền tường: Được cấu tạo từ nhôm mạ kẽm, nâng cao độ bền những vị trí chữ V giữa tường, trần và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
  • Thanh trần U: Cấu tạo từ hợp kim nhôm cao cấp cũng là vật liệu chính của hệ trần.
  • Xương trần U có vai: Được làm từ tôn mạ kẽm, giúp liên kết các thanh trần U với móc treo xương trần.
  • Thanh xương C38: Được dùng làm phẳng hệ khung, chiều dài 3000mm từ tôn mạ kẽm.
  • Móc treo xương trần: Giúp kết nối thanh chính của trần nhôm với thanh Tyren M6.
  • Nối xương C38: Có công dụng nối dài thanh xương C38.
  • Thanh Tyren M6: Liên kết các kết cấu cố định của hệ trần.
  • Nở cối M6: Liên kết thanh treo vào trần bê tông.
Trần nhôm U-shaped cao cấp
Trần nhôm U-shaped cao cấp

>>> Tìm hiểu thêm: Các mẫu tấm ốp trần nhựa Nano đẹp nhất năm.

Bảng báo giá trần nhôm mới nhất

Giá trần sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kiểu dáng, chất liệu đi kèm, quy cách thi công,… Dưới đây là bảng giá trần nhôm mới nhất mà Quý Khách có thể tham khảo:

STTLoại trầnGiá tham khảo (VNĐ/m2)
1Trần Clip-inkhoảng 400.000 – 500.000
2Trần Lay-inkhoảng 350.000  – 470.000
3Trần nhôm Cellkhoảng 390.000 – 650.000
4Trần U-shapedkhoảng 420.000 – 750.000
5Trần Multi B-Shapedkhoảng 530.000 – 650.000
6Trần C-Shapedkhoảng 400.000 – 700.000

Các ứng dụng phổ biến của trần kim loại nhôm

Hiện nay trần bằng nhôm ngày càng phổ biến và được ứng dụng ở nhiều công trình trong và ngoài trời. Hệ thống trần nhôm được sử dụng trong nhiều không sau như:

  • Nhà ở: Giúp không gian sống trở nên sang trọng và hiện đại hơn.
  • Văn phòng – phòng họp: Trần có khả năng cách âm hiệu quả, tạo nên không gian yên tĩnh góp phần nâng cao hiệu suất công việc.
  • Nhà máy, xưởng sản xuất: Các nhà xưởng thường có tiếng ồn do hoạt động sản xuất, lắp đặt trần kim loại sẽ góp phần giảm tiếng ồn, cách nhiệt, chống bụi bẩn hiệu quả.
  • Các công trình dịch vụ, công cộng: Loại trần này còn được ứng dụng trong nhiều công trình lớn như sảnh sân bay, bến xe, nhà ga, trung tâm thương mại,…
Các tấm trần nhôm được ứng dụng trong nhiều công trình
Các tấm trần nhôm được ứng dụng trong nhiều công trình (Nguồn: freepik.com)

Trần nhôm có gì khác với trần thạch cao và trần nhựa Nano?

Mỗi loại trần đều có những đặc điểm riêng biệt, được lựa chọn dựa trên yêu cầu cụ thể của từng dự án cũng như sở thích của gia chủ.

Với không gian nhà ở thì việc sử dụng trần nhựa hay trần thạch cao sẽ tạo cảm giác thân thiện và dễ dàng đồng bộ với đồ dùng nội thất. So với trần nhôm thì các loại trần trên có giá thành thấp hơn, đa dạng kiểu dáng, màu sắc. Trần kim loại thì lại hơn hẳn về độ bền, tính năng cách nhiệt, cách âm hiệu quả.

>>> Xem thêm: Báo giá thi công trần nhựa chi tiết.

Trần nhôm luôn được đánh giá cao về độ bền với các tính năng nổi bật của kim loại như cách nhiệt, cách âm tốt, không bị gỉ sét,… Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại trần này.

Tài liệu tham khảo:
  1. https://vietdung.com.vn/goc-tham-khao/cau-tao-tran-nhom.html
  2. https://vietdung.com.vn/goc-tham-khao/tran-nhom-la-gi.html
  3. https://vietdung.com.vn/goc-tham-khao/uu-nhuoc-diem-cua-tran-nhom.html
  4. https://trannhombasi.com.vn/cac-loai-tran-nhom-top-7-loai-tran-nhom-thong-dung-nhat.html
  5. https://thicongnhahang.vn/quy-trinh-thi-cong-tran-nhom-dung-ky-thuat.html
  6. https://spacet.vn/blog/kien-thuc-noi-that/tran-nhom-thong-tin-gia-thi-cong-va-19-mau-tran-nhom-hien-dai-an-tuong

4.7/5 - (3 bình chọn)
Bài viết này có giúp ích cho bạn không?
Không
0903.093.221
0932.067.388